Hỏi về quyền thừa kế khi cha mẹ còn sống.

Xin chào luật sư, em có thắc mắc như sau: Ông nội em có 7 người con, 4 trai 3 gái. Hiện tại ông nội em còn sống, và đã viết di chúc để lại đất chia cho 4 người con trai, di chúc này được đưa lên chính quyền xã thì được hồi âm là phải có chữ ký của tất cả các con thì mới có hiệu lực ngay. Hiện tại đã có 6 người ký vào bản di chúc, chỉ còn 1  bác trai cả là chưa đồng ý và chưa ký. Cho em hỏi: Những người được thừa kế trong di chúc muốn sử dụng đất ở thời điểm hiện tại (bán, thế chấp ...) thì cần có điều kiện gì? Khi ông mất mà bác cả chưa ký thì sẽ chia quyền thừa kế như thế nào?

Điều 646 Bộ luật dân sự năm 2005 cũng đã quy định: “ Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.

Nếu muốn sử dụng đất tại thời điểm hiện tại thì ông nội bạn làm hợp đồng tặng cho thì mới có thể làm được.

bạn không trình bày bà nội bạn mất khi nào, tài sản có liên quan đến bà nội hay không. Do đó có thể phát sinh hai trường hợp:

1. Nếu tài sản là tài sản chung của ông, bà nội bạn, và bà nội bạn đã mất: thì khối tái sản trên sẽ là của ông nội bạn một nửa, và một nửa còn lại là di sản do bà nội để lại, nếu bà nội không để lại di chúc thì phần di sản của bà nội bạn sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế thuộc hàng thứ nhất, tức là 7 người con và ông nội bạn mỗi người một phần bằng nhau. Do vậy nên muốn định đoạt khối tài sản này thì phải có sự đồng ý của tất cả các đồng thừa kế và ông nội bạn.

2. Nếu tài sản trên là tài sản riêng của ông nội bạn, thì nếu muốn định đoạt thì ông nội bạn chỉ cần làm hợp đồng tặng cho khối tài sản này theo quy định của pháp luật. Nếu ông nội bạn lập di chúc thì chỉ sau khi ông nội bạn mất, di chúc mới có hiệu lực. Và khi này không cần phải có ý kiến của các người con nếu di chúc của ông nội bạn được lập hợp pháp.

 

Thân chào bạn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thừa kế

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào