Lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản công dân

Xin chào các anh chị luật sư. tôi tên nguyễn thị mai và có một số thắc mắc muốn hỏi, xin các anh chị tư vấn giùm tôi:  Tôi hiện đang ở quận 9 tp hcm. 13h 30p ngày 21.12 anh Hưng là người làm cùng chỗ làm của tôi (tôi làm ở quán ăn) có mượn xe tôi và  nhờ 1 người trong quán chở ra tới suối tiên để anh hưng bắt xe bus vào quận 1. Anh này tên tèo, bình thường thì chỉ đi 15p rồi quay trở lại nhưng khi 2 người này đi thì lấy xe chạy vào quận 1 luôn và không có điện lại cho tôi. Vào tới thành phố anh hưng chở anh tèo tới  quận 3 và để anh này ở 1 quán cà phê và nói chờ anh ta đi giải quyết công việc. Anh tèo chờ 2 tiếng không thấy anh kia quay lại nên bắt xa bus trở về quận 9. Khoảng 16h anh hưng có điện cho anh tèo báo là làm mất xe tôi rồi, trước nay  anh hưng không dùng điện thoại. 18h30p khi anh tèo về tới quán và báo cho tôi tin đó, tôi có gọi lại sđt mà anh hưng dùng để gọi cho a. Tèo mà không liên lạc được kiểm tra ví của tôi thì cũng không thấy giấy tờ xe đâu trong khi tiền bạc và giấy tờ khác còn nguyên. Tôi đã báo công an, gửi chứng minh thư nhân dân của anh hưng cho công an rồi. Tôi muốn hỏi: như thế anh hưng đã phạm tội gì? Nếu khởi tố thì anh hưng, anh tèo sẽ phải chịu những trách nhiệm gì? (đi tù bao nhiêu lâu và đền bù thiệt hại cho tôi như thế nào). Nếu không tìm được anh hưng và chiếc xe thì tôi có quyền yêu cầu anh tèo + chủ quán có trách nhiệm đền bù chiếc xe cho tôi hay không? (anh Hưng là người chủ quán thuê bên chỗ môi giới việc làm, mới vào làm tại quán một thời gian). Xe của tôi là xe ware rsx ,bs: 59c2 21871.  Mua tháng 8 năm 2012  trị giá 22 triệu đồng, xe đứng tên anh rể tôi tại tp.hcm Mong luật sư và các bạn tư vấn giùm tôi.

Căn cứ nội dung bạn trình bày thì anh Hưng đã lừa dối bạn để mượn xe và tạo ra các sự kiện khác nhau để mục đích chiếm đoạt tài sản. Vì thế hành vi của anh Hưng đã đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 BLHS. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm sở hữu

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào