Cách giải quyết nghỉ việc khi hợp đồng hết hạn

Tuy nhiên, tôi là nhân viên mua vật tư, phụ trách mua hàng hóa cho công ty (có nhận tiền tạm ứng mua hàng hóa cho công ty, nhưng đến thời điểm này số tiền tôi chi mua hàng đã vượt số tiền công ty tạm ứng, vì công ty làm khó dễ về chứng từ, hóa đơn nên chưa làm thủ tục giải chi). Nếu hết hạn hợp đồng, công ty chưa giải quyết chi tiền xong tôi nghỉ việc thì có được không? Tôi không muốn báo trước với công ty về việc tôi sẽ nghỉ việc, tôi cũng sẽ không hướng dẫn, bàn giao công việc lại cho công ty (dĩ nhiên là tôi sẽ không làm ảnh hưởng đến công ty, không giữ bất kỳ tài sản, hóa đơn, chứng từ... gì) thì có sai luật không? Nếu công ty dựa vào lý do không báo trước và không bàn giao để giữ lương thì công ty có sai phạm gì không?

Thời hạn hợp đồng lao động của bạn có hiệu lực đến 31-12-2015 nên nếu bạn nghỉ ngay từ sau ngày này thì đây là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động do hết thời hạn của hợp đồng lao động căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 36, Bộ luật Lao động năm 2012. Theo quy định hiện hành, ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động. Người lao động không có nghĩa vụ phải thông báo với người sử dụng lao động về việc không ký tiếp hợp đồng lao động.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 47, Bộ luật Lao động năm 2012, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Theo quy định này, pháp luật buộc 2 bên phải giải quyết các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên trong vòng 7 ngày làm việc, trong đó bao gồm tiền lương của bạn; nên phía công ty không thể vin vào lý do chưa giải chi tiền xong nên không cho bạn nghỉ việc. Nếu không tuân thủ quy định này, công ty bạn có thể bị xử phạt căn cứ theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 8, Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ban hành ngày 07/10/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22-8-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cụ thể như sau:

Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền bồi thường cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 1 người đến 10 người lao động.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chấm dứt hợp đồng lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào