Cách tăng, giảm và làm bảo hiểm theo tháng
Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN: Mức đóng BHXH hàng tháng bằng 22% mức tiền lương, tiền công tháng, trong đó: Người lao động đóng 6%; Người sử dụng lao động đóng 16%; Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4.5% mức tiền lương, tiền công tháng, trong đó: Người lao động đóng 1%; Người sử dụng lao động đóng 3,5%; Mức đóng BHTN hàng tháng bằng 2% mức tiền lương, tiền công tháng, trong đó: Người lao động đóng 1%; Người sử dụng lao động đóng 1%; II. Căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN: Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Người lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng và tối đa không quá 20 lần lương tối thiểu chung. III. Nguyên tắc đóng BHXH, BHYT, BHTN: Hàng tháng, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng, người sử dụng lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN trên quỹ tiền lương, tiền công của những người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN; đồng thời trích từ tiền lương, tiền công tháng của từng người lao động theo mức quy định để đóng cùng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước. Hàng tháng nếu có sự thay đổi về lao động hoặc thay đổi căn cứ đóng BHXH, BHYT trong tháng: Người sử dụng lao động: Lập 02 bản "Danh sách điều chỉnh lao động và mức đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc" (Mẫu số 03-TBH) kèm theo hồ sơ như: Tờ khai, quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển, nghỉ việc, thôi việc hoặc hợp đồng lao động, quyết định tăng, giảm lương, thẻ BHYT (nếu có), nộp cho cơ quan BHXH trước ngày 20 của tháng. Các trường hợp tăng, giảm từ ngày 16 của tháng trở đi thì lập danh sách và thực hiện vào đầu tháng kế tiếp.
Thư Viện Pháp Luật