Vượt quá mức lãi suất theo quy định là vi phạm pháp luật
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Nhưng sự thỏa thuận giữa hai bên phải phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 305, Bộ luật Dân sự năm 2005 về trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự, trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Về lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước, tại Điều 1, Quyết định 2868/QĐ-NHNN quy định mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm. Như vậy, lãi suất do các bên thỏa thuận sẽ không được vượt quá mức 9% x 150% = 13,5%/năm và lãi suất tối đa trung bình một tháng sẽ là 13,5% : 12tháng = 1,125%/tháng.
Theo thông tin bạn cung cấp, mức lãi suất do hai bên thỏa thuận được ghi trong hợp đồng lao động là 1%/ngày, hay là, mức lãi suất 30%/tháng. Mức lãi suất thỏa thuận như vậy đã vi phạm pháp luật vì đã vượt quá mức lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005.
Nếu người thợ than A không còn bán than cho nhà bạn và cố tình dây dưa không chịu trả tổng số tiền nợ than 27 triệu đồng thì bố bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền, nhưng lưu ý rằng, mức lãi suất thỏa thuận sẽ không được tòa án chấp nhận như đã phân tích ở trên.
Thư Viện Pháp Luật