Phải ký hợp đồng lao động khi thử việc đạt yêu cầu
Ðiều 18, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động, trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động. Nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Theo quy định tại Khoản 1, Ðiều 29, Bộ luật Lao động năm 2012 về kết thúc thời gian thử việc, khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Như vậy, hành vi của nhà trường đã vi phạm các quy định của Bộ luật Lao động hiện hành. Theo quy định tại Ðiều 5, Nghị định số 88/2015/NÐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 7-10-2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NÐ-CP ngày 22-8-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 1 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Bạn có quyền yêu cầu Hiệu trưởng nhà trường cần phải khắc phục ngay những hành vi vi phạm pháp luật lao động đối với trường hợp của mình.
Thư Viện Pháp Luật