Có phải tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Xin luật sư tư vấn (có phải tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) Chào các luật sư! Năm 2010 tôi cho một cán bộ ngân hàng vay tiền. Chị ta bảo chỉ vay tạm 10 ngày có viết giấy vay tiền không có thế chấp tài sản, mục đích sữ dụng cá nhân, Sau 10 ngày tôi đòi rất nhiều lần chị ta vẫn không trả (từ tháng 4/2009 đến tháng 7/2011 chị có trả lãi diều )và  từ đó đến nay vẫn không trả nợ, giấy vay tiền  chỉ ghi họ tên,  số tiền vay. không ghi ngày tháng trả nợ. Những lần trả lãi đều không ghi lại,  tôi gửi đơn kiện ra công an kinh tế nhưng vẫn không thấy động tĩnh gì? Chị ta có bị tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? Hay là bị tội lạm dụng tín nhiệm? Bây giờ tôi không biết phải làm gì để đòi lại Số tiền chovay là 500tr. Tôi rất hoang mang xin được giúp đỡ. (Chị ta rất lăng lơ và quen biết rông.) Xin chân thành cảm ơn các luật sư!

Hành vi của người vay tiền như quý vị mô tả  có thể cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cụ thể như sau:

Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm :

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.                                                           Để đòi tiền người này quý vị cần làm đơn tố cáo gửi kèm bản sao cách chứng cứ đến cơ quan công an về trật tự xã hội cấp tỉnh nơi xảy ra vụ việc kiến nghị giải quyết. vì thời gian cho vay đã quá 2 năm quý vị hết quyền yêu cầu đòi nợ bằng một vụ kiện dân sự.                                                                                                               

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào