Giải đáp về công tác Công đoàn
Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội do người lao động Việt Nam thành lập trên cơ sở tự nguyện và được tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Công đoàn được thành lập tại doanh nghiệp là công đoàn cơ sở, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Trường hợp doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền và trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động khi được người lao động ở đó yêu cầu. Khi công đoàn cơ sở được thành lập theo đúng quy định pháp luật thì doanh nghiệp phải thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn cơ sở hoạt động.
Theo quy định pháp luật, doanh nghiệp có trách nhiệm: Tạo điều kiện và hỗ trợ người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho công đoàn cấp trên cơ sở tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
Doanh nghiệp cũng có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện để công đoàn cơ sở hoạt động. Ngoài ra khi người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được doanh nghiệp gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ.
Ngoài ra khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác, kỷ luật sa thải đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách thì phải thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành cấp trên trực tiếp cơ sở.
Thư Viện Pháp Luật