Tôi muốn đặt câu hỏi nhờ luật sư giải đáp giúp.

Tôi có quen một người tên H. Hiện tại bây giờ H đã bị bắt vì tội cướp giật tài sản ở quận tân bình. Tôi xin kể rõ tình tiết. Hôm đó ngày 26 tháng 1 năm 2013 tôi và H có đi tuyến đường gần khu Đồng Đen - Bàu Cát. Bất chợt H giật một cái bóp của người đang đi cùng chiều. Nhưng ko giật được thì bị cảnh sát hình sự truy bắt. Đến đoạn đường Bàu Cát thuộc phường 11 quận Tân Bình thì bị bắt. Cảnh sát đưa tôi và H về phường lấy lời khai. Tôi khai mình ko biết H cố ý gây án. tôi chỉ ngồi sau cho H chở thôi. H cũng khai như vậy. Sau đó cảnh sát chuyển giao tôi và H lên quận Tân Bình và đưa vào tạm giam. Đến chièu ngày 27 tháng 1 năm 2013 tôi được gia đình bảo lãnh về và nói khi cần sẽ triệu tập tôi. Bây giờ tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư giải đáp giúp. - H. đã từng có tiền án tội cướp giật tài sản và được thả về vào năm 2010. H. đã hợp tác khai nhận hành vi cướp giật tài sản của mình. H. đã bị nhiễm HIV liệu có được giảm nhẹ án? Và mức án cụ thể cho H. là bao nhiêu năm? 

Điều 136 BLHS quy định:

Điều 136.  Tội cướp giật tài sản 

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười  năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp; 

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm; 

đ) Hành hung để tẩu  thoát;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương  tật từ 11% đến 30%;

g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

h) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến  mười lăm năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

c)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm  chết người;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.". Như vậy H thuộc trường hợp tái phạm nên sẽ chịu trách nhiệm hình sự tại khoản 2, mức hình phạt từ 3->10 năm tù. 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Luật sư

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào