Giải đáp về trách nhiệm của người thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm

Xin hỏi, trong một số hồ sơ bảo đảm thế chấp vay vốn bằng quyền sử dụng đất cho NHTM có một số trường hợp công chứng viên đã thực hiện đăng ký thế chấp vay vốn nhưng sau này mới phát hiện ra thửa đất trên giấy chứng nhận đó bị cấp trùng với thửa đất khác (sai sót do trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), hoặc trường hợp đã đền bù giải phóng mặt bằng nhưng không thực hiện chỉnh lý trên giấy chứng nhận nên công chứng viên vẫn đăng ký thế chấp với diện tích lúc chưa giải phóng mặt bằng… thì khi có tranh chấp trách nhiệm đó có thuộc về công chứng viên hay là người làm thủ tục cấp giấy chứng nhận, người phụ trách công tác giải phóng mặt bằng phải chịu trách nhiệm?

Theo quy định của Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, người thực hiện đăng ký phải thực hiện việc đối chiếu thông tin trong hồ sơ đăng ký với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký.

Trường hợp phát hiện thông tin trong hồ sơ đăng ký không phù hợp với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký, người thực hiện đăng ký phải từ chối đăng ký theo quy định của Điểm đ Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP.

Như vậy, công chứng viên vẫn thực hiện việc đăng ký thế chấp mặc dù tại thời điểm đăng ký, thông tin trong hồ sơ đăng ký không phù hợp với thông tin được lưu trữ trong hồ sơ địa chính tại cơ quan đăng ký phải chịu trách nhiệm theo quy định của Khoản 5 Điều 50 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP5.

Theo đó, người thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm phải thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn quy định, nếu vi phạm mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào