Cháu xin hỏi vấn đề này cho gia đình. Ba mẹ cháu năm nay đã 49 tuổi rồi. Gia đình cháu hiện nay đang chạy xe khách, ba cháu lái xe và mẹ cháu đi theo xe. Khoảng 3 năm nay ba cháu có người khác ở bên ngoài, nhưng vì mẹ cháu đã lớn tuổi lại còn phải nuôi 7 anh chị em cháu nên mẹ không màng, 2 người họ muốn làm gì thì làm. Tụi cháu phần thương mẹ, nhưng vì cảm thấy ba mình không thể nào nói được nên cũng để như vậy luôn. Trước đây gia đình cháu có mở tiệm tạp hoá, nhưng vì ba thích chạy xe nên mẹ đã mua xe cho ba, nói thiệt mẹ cháu rất giỏi, từ chiếc xe đốt mẹ cháu phần vay mượn, chơi hụi, gom góp giờ cũng có được 3 chiếc xe khách 30 chỗ ngồi. Nhà cửa, mẹ cũng vay mượn để xây dựng, chỉ có 30 triệu trong tay năm 2003 nhưng mẹ đã dám mượn tiền xây căn nhà 4 tấm, nhà hoàn thành thì mẹ cũng trả tiền đc cho người ta vì mẹ rất giỏi quán xuyến. Hiện nay tài sản nhà cháu có đó: 1 căn nhà 4 tấm, 1 căn nhà cấp 4, 1 mảnh đất, 3 chiếc xe khách 30 chỗ và mẹ cháu không còn bán tạp hoá nữa đi theo xe luôn. Tuy nhiên vì để có vốn làm ăn, và còn nuôi chị em cháu nên tài sản mẹ cũng cầm cố và thế chấp với ngân hàng rồi, chưa kể việc có vay bên ngoài nữa. Nên nói thiệt tài sản có 5 thì nợ cũng đến 6 hoặc thậm chí tỉ lệ còn hơn nữa. Hiện nay vì bồ nhí của ba cháu đang rêu rao khắp nơi với bạn bè ba mẹ cháu rồi tùm lum là bã đang có bầu đó là một cách thông báo với mẹ và gia đình cháu. Mẹ cháu hiền tuy nhiên nhịn hoài cũng có mức độ nên đã gọi điện thoại đôi co với bã. Nói qua nói lại thì cháu ở ngoài cũng nghe được một số vấn đề : hình như là người đàn bà đó có hăm doạ mẹ cháu là mẹ cháu có muốn làm ăn ở con đường này không (đường từ sài gòn về lâm đồng), nếu muốn thì đừng lộn xộn với bã và hình như bã cũng hăm doạ ba cháu nữa vì bà quen biết rất nhiều giang hồ, nên cháu cũng hơi lo lắng cho mẹ. Nhân đây cháu muốn hỏi một số vấn đề : - Nếu ly dị thì cho cháu xin hỏi, người phụ nữ kia và con của bã có liên quan đến vấn đề của ba mẹ cháu hay không? Việt Nam là nước công nhận một vợ một chồng, nếu mẹ cháu dựa vào điểm ba cháu ngoại tình trong đơn ly hôn có nhận được lợi thế gì không? - Như cháu nói, gia đình cháu bây giờ có tài sản để làm ăn, cũng nhờ vào công sức mười mấy năm nay của mẹ cháu. Tuy nhiên để chứng minh thì mình phải cần những thứ gì? Cháu được biết là chỉ có mình mẹ cháu đứng ra vay mượn của chủ nợ, và nếu được những người này có thể làm chứng được cho mẹ không? Tuy nhiên vay bên ngân hàng thì có cả chữ ký của 2 vợ chồng. - Về vấn đề phân chia tài sản khi ly hôn, như đã nói tài sản có nhưng nợ cũng nhiều, nếu kê khai tài sản ra, tuy nhiên để đủ tính pháp lý thì phải cần ai và khai ở đâu và đánh giá như thế nào? Kể cả kê khai những món nợ, nợ ngân hàng không nói nhưng có những món nợ như tiền hụi và tiền mượn nợ ở ngoài nữa, những cái này phải chăng chỉ cần giấy mượn nợ viết tay và có sự làm chứng của chủ nợ và mẹ cháu? Hay phải chứng minh số tiền đó dùng vào việc gì thì mới đủ căn cứ. - Nếu không thoả thuận được vấn đề chia tài sản, tuy nhiên mẹ cháu lại không muốn bán tài sản vì như thê sẽ không có cơ sở để làm ăn, mẹ cháu muốn dựa vào bản kê khai tài sản, so sánh số nợ và số tài sản hiện có và như thế toà án có thể dựa vào đó để chia trách nhiệm để trả những món nợ. Tuy nhiên vì chủ nợ chỉ tin tưởng vào mỗi mẹ cháu thôi, nên có thể nào mẹ cháu yêu cầu nhận số tài sản và chịu trách nhiệm để trả món nợ trên số tài sản đó không? Hay cách phân chia là như thế nào? - 7 chị em cháu chọn đi theo với mẹ. Công sức mẹ cháu bỏ ra thì có được tính trong trường hợp này không? Vì tài sản phần lớn là đứng tên dưới tên ba cháu? Mong các luật sự giả đáp dùm cháu. Xin chân thành cảm ơn.
Người đàn bà đang sống như vợ chồng với bố em là người sống không có hôn thú không là vợ chồng chính thức, do đó mẹ em là người vợ chính thức có đăng ký kết hôn thì có quyền tố cáo người đàn bà kia cùng bố bạn về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng theo Luật hôn nhân gia đình.
Về tài sản bố và mẹ em có trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung, mặc dù một số do bố đứng tên một số do mẹ đứng tên nhưng do công sức của chồng công vợ nên nếu có ly hôn thì Tòa cũng sẽ phân chia theo luật tức là tài sản chung của hai vợ chồng sẽ chia đôi, tài sản riêng của ai thì người đó giữ.
Em là con cho nên em phải bênh vực cho mẹ em người đã hy sinh nuôi dạy chăm sóc các chị em em từ nhỏ đến lớn tuy nhiên việc bố mẹ là việc người lớn sẽ ảnh hưởng tương lai sau này của gia đình em. Em cần khuyên nhủ cha em từ bỏ người vợ lẽ vì bà ta chỉ lợi dụng cha em để đào mỏ hoặc nhằm mục đích trục lợi.
Các nghĩa vụ phát sinh của mẹ em cũng xem là nợ chung của hai vợ chồng do đó nếu có người đòi nợ thì cả hai vợ chồng đề có trách nhiệm trả nợ. Nếu ly hôn hai bên có thể thỏa thuận như cách mẹ em là liệt kê giá trị tài sản của hai người có được trừ những khoản phải trả nợ còn lại chia đôi. Nếu thỏa thuận được thì Tòa án công nhận sự thỏa thuận này, trường hợp không được Tòa sẽ căn cứ bằng chứng do hai bên cung cấp để phán quyết.