Đánh Anh trai cùng cha khác mẹ có bịi sử tội không?

Vào ngày 5/1 năm 2013 bố tôi cùng gia đình đi tảo mộ mời các cụ về ăn tết.sau khi công việc song mọi người đều tập chung nhà cụ tôi là người già nhất họ để ăn uống. Trong lúc ăn uống tranh luận sẩy ra xô xát giữa bố tôi và người em trai cùng cha khác mẹ với ông lời qua tiếng lại căng thẳng bố tôi cầm cái bát lém về phía người em trai cùng cha khác mẹ nhưng không chúng. Sau đó người em trai khác mẹ đứng dậy đến đánh bố tôi. Mọi người can ngăn . Trong lúc đánh có em của người e trai cùng cha khác mẹ giữ bố tôi để người Anh trai đánh bố tôi. Kết quả bố tôi bị họ đánh tím mặt mày và đau sườn và vai đặc biệt là một bên mắt của ông sưng to và đỏ ngầu. Sau đó bố tôi về viết đơn kiện ra công an xã và được mọi người hoà giải. Bố tôi đồng ý và rút đơn về, sau khi sự việc sảy ra được một tuần thì tôi mới hay biết tôi về và đã đưa bố tôi đi khám hiện giờ người bố tôi không đau nhiều nữa nhưng mặt vẫn tím và trong mắt vẫn đỏ ngầu . Ở bệnh viện họ kết luận bố tôi bị xuất huyết máu mắt nói chung là họ nói không ảnh hưởng nhiều lắm. Bây giờ vẫn đang uống thuốc, tôi vẫn còn những bức ảnh lúc bố tôi mới bị đánh. Tôi đã nói chuyện với bố tôi và ông đã uỷ quyền cho tôi. Vậy giờ tôi làm đơn khởi kiện lại anh em nhà họ. Có được không? Và tôi lên phải làm những gì, mong luật sư hãy tư vấn giúp tôi nghĩ về đạo đức thì Anh em nhà họ sai vì cha mẹ mất Anh trai thay bố mẹ mà đằng này bố tôi năm nay 53 tuổi rồi xã hội cũng không đồng tình với người Thanh niên đi đánh một ông già. Hãy tư vấn giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn.

Việc mâu thuẫn trong nội bộ dòng tộc và xảy ra xô sát là điều rất đáng tiếc, sự việc đã được hòa giải , theo tôi bố bạn cũng đã cân nhắc rất kỹ vì anh em trong nhà với nhau trong lúc nóng giận đã không kiềm chế được, về phương diện đạo lý đã hòa giải được với nhau thì mỗi bên lùi một bước để giữ hòa khí và tình cảm.

 Đối với phương diện luật pháp thì bố bạn bị xâm, hại về  sức khỏe và thân thể nhưng nếu làm căng lên đi giám định dưới 11% cũng chỉ bị xử lý hành chính ( người gây ra thương tích cho bố bạn), nếu trên 11% thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chính sách xử lý được quy định trong bộ luật hình sự như sau:

Tội cố ý gây thương tích

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người, hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.   

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào