Đào đường gây tai nạn - ai bồi thường?
Việc ông đào trái phép công trình giao thông đường bộ dẫn đến hậu quả làm thiệt hại tính mạng của người đi đường nên ông có thể bị cơ quan Công an khởi tố ông về tội cản trở giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 203 Bộ luật Hình sự: “Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm: a) Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ…”
Ngoài ra ông còn phải chịu trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân. Ông và những người đại diện hợp pháp của nạn nhân có thể tự thoả thuận mức bồi thường thiệt hại. Nhà nước khuyến khích việc thỏa thuận này. Nếu không thể thoả thuận được thì trong khi xét xử vụ án hình sự, Toà án sẽ giải quyết luôn việc bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Căn cứ vào các quy định của Bộ luật Dân sự và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để ấn định mức bồi thường thiệt hại hợp lý, hợp tình. Thiệt hại do tính mạng xâm phạm bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết (nếu có).
- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm. Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.
Thư Viện Pháp Luật