Cha mẹ tôi cùng lập chung 1 bản di chúc (có chứng thực tại phường) để lại tài sản là 1 ngôi nhà cho 6 người con. Cha tôi mất năm 1992, mẹ tôi mất năm 2003. Ngay khi mẹ tôi mất thì 1 người em kiện ra tòa đòi chia thừa kế không có di chúc (lúc này 6 người không biết về sự tồn tại của bản di chúc). Trong thời gian tòa đang xử chưa đi đến quyết định thì chúng tôi phát hiện bản di chúc. Nội dung của di chúc là ngôi nhà đó để lại cho con cái ở chung, không được mua bán, sang nhượng, thế chấp,.... Khi trình ra tòa thì tòa bác di chúc vì cho rằng di chúc không có hiệu lực do cha tôi mất từ năm 1992 và ra quyết định phải bán phát mãi căn nhà. 6 người chúng tôi đều phải đóng án phí tính trên % định giá ngôi nhà và chuyển hồ sơ qua thi hành án bán phát mãi vào năm 2010 nhưng hiện vẫn chưa phát mãi. Trong khi đó người em đứng đơn kiện lại mất vào tháng 4/2012, thì em dâu và các cháu yêu cầu 5 người con còn lại muốn giữ nhà thì phải giao một khoản tiền theo người em dâu đó định ra thì người em dâu sẽ nộp đơn xin tự hòa giải vào bên thi hành án để lấy nhà về trả lại cho 5 người thừa kế (người em dâu có giấy ủy quyền của các con cho mẹ làm đại diện thỏa thuận thừa kế). Đơn đã nộp vào thi hành án nhưng bên thi hành án chưa ra quyết định, còn bên đây chúng tôi đang tiến hành công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế. Vậy tôi xin hỏi: 1. Theo tôi biết là di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết, vậy quyết định sau cùng của tòa là vào năm 2010, trong khi mẹ tôi mất 2003, vậy chưa hết thời hạn chia thừa kế theo di chúc thì sao tòa lại tuyên bố hết hiệu lực? Nếu bản án của tòa là sai thì chúng tôi có thể lấy lại án phí của 6 người đã đóng hay không? 2. Nếu bản án của tòa là sai thì bên thi hành án có dừng việc bán phát mãi và ra quyết định trả lại nhà hay không? 3. Trường hợp thực hiện theo di chúc là không được buôn bán, sang nhượng,....nhưng người em dâu và các cháu đòi tiền để ra riêng và rút tên thừa kế (hoặc là bán lại phần thừa kế cho bất kì ai trong 5 người còn lại) thì chúng tôi có thể thực hiện công chứng văn bản thỏa thuận phân chia thừa kế hay không? Sau khi thực hiện thì căn nhà có thể sang tên sở hữu chung của 5 người còn lại hay không? 4. Tôi liên hệ phòng công chứng xin mua mẫu hợp lệ văn bản thỏa thuận phân chia thừa kế thì phòng công chứng nói không bán, không chứng, không giải quyết bất kì cái gì liên quan tới chuyện chia tài sản vì không có trách nhiệm đó. Xin hỏi điều này có quy định rõ trong luật công chứng nhưng tại sao công chứng viên lại nói không liên quan. nếu thật sự vậy thì tôi phải tới đâu để chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản này? 5. Nếu đã sang tên sở hữu mà sau này có bất kì ai trong chúng tôi muốn bán mà nhận được sự đồng tình từ những người thừa kế còn lại thì có thể thực hiện việc mua bán không? Có trái với di chúc không? Tôi rất mong nhận được sự tư vấn của quý vị. Xin chân thành cám ơn!
Vì di chúc lập chung nên chỉ có hiệu lực khi những người lập chung di chúc đều đã chết. Mẹ bạn chết năm 2003 nên vẫn còn thời hiệu để khởi kiện phân chia di sản thừa kế và bản di chúc đó vẫn còn hiệu lực.
Hiện nay tòa án đã xét xử và bản án đã có hiệu lực pháp luật nên việc bạn lấy lại án phí là không thể. Nếu không đồng ý với bản án đó thì bạn có thể làm đơn kiến nghị giám đốc thẩm. Nếu được chấp nhận thì có thể vụ án sẽ được giải quyết lại từ đầu.
Bên thi hành án chỉ thực hiện theo bản án, họ không có quyền dừng hoặc tạm dừng nếu không có căn cứ: Cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu dừng, bản án có vấn đề không thi hà h được.
Vì di chúc đã bị tòa án bác nên các bên liên quan đến căn nhà có thể thỏa thuận với nhau để mua lại lại (vì theo bạn trình bày là nhà đã đấu giá nhưng chưa bán được). Những người muốn mua liên hệ với Thi hành án để làmthủ tục chứ không phải thỏa thuận tại cơ quancông chứng.
Nếu mua chung thì sau này muốn bán phải được sự đồng ý của tất cả đồng sở hữu.