Tôi có một vấn đề về việc thừa kế đất đai rất mong luật sư trả lời giúp Bố tôi là con út trong gia đình có 5 người con (3 nam, 2 nữ), 1 bác trai và 1 bác gái đã mất. Bố tôi không sống ở quê đã lâu (thoát li đi bộ đội tình nguyện bên Lào, sau đó bị thương và lập nghiệp ở vùng kinh tế mới). Ông bà nội tôi có để lại một mảnh đất ở quê cho con cái (khoảng 600 m2), sau khi mất ông bà không có di chúc để lại. Mảnh đất đó hiện tại bác trai tôi đang ở, như tôi được biết thì bác tôi có ý định sử dụng mảnh đất đó vào mục đích cho riêng mình (chia mảnh đất đó ra thành nhiều mảnh để cho con cái của bác, không có ý định chia cho bố tôi) mà không hỏi ý kiến của bố tôi. Vậy tôi muốn hỏi luật sư, bác tôi làm vậy có đúng không? Bố tôi có quyền lợi ở mảnh đất đó như thế nào? Muốn lấy lại quyền lợi đó thì bố tôi phải làm gì? Rất mong sớm nhận được hồi âm của luật sư. Xin trân trọng cảm ơn.
- Di sản do ông bà để lại và không có di chúc thì những người con được hưởng một phần bằng nhau theo quy định pháp luật. Việc làm của bác bạn đúng hay không còn phải xem khi làm như thế ông ấy có quyền không, ví dụ ông bác được cấp sổ đỏ rồi thì pháp luật cho ông quyền làm việc này.
- Bố bạn là đồng thừa kế hàng thứ nhất nên có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật.
- Muốn lấy lại quyền thì bố bạn có thể thương lượng với ông bác (và các đồng thừa kế khác nếu cần thiết). Trường hợp không thương lượng được thì có thể nhờ UBND cấp phường hòa giải và sau đó có thể khởi kiện ra tòa. Tuy nhiên, bạn lưu ý: thời hiệu khởi kiện là 10 năm kể từ ngày người để lại di sản mất, trừ trường hợp quá 10 năm nhưng khôi phục được thời hiệu (ví dụ: thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu khởi kiện).