Người được ủy quyền ký hợp đồng
Bộ luật dân sự quy định về đại diện theo ủy quyền như sau:
"Điều 142. Đại diện theo ủy quyền
1. Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện.
2. Hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản.
Điều 143. Người đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Điều 144. Phạm vi đại diện
1. Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Phạm vi đại diện theo ủy quyền được xác lập theo sự ủy quyền.
3. Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.
4. Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện của mình.
5. Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."
Như vậy, theo quy định pháp luật thì công ty con (người đại diện) được thay mặt công ty mẹ(người được đại diện) ký kết hợp đồng với đối tác nhưng trách nhiệm pháp lý vẫn thuộc về công ty mẹ. Người đại diện của công ty con có thể trực tiếp ký kết hợp đồng với đối tác nhân danh Công ty mẹ.
Trong các hợp đồng vẫn phải ghi thông tin, tài khoản, mã số thuế của công ty mẹ. Trong vụ việc trên, công ty bạn cần phải kiểm tra văn bản ủy quyền xem phạm vi ủy quyền đến đâu thì mới tiếp tục giao kết và thực hiện hợp đồng với người đại diện.
Thư Viện Pháp Luật