Về hưởng chế độ thôi việc một lần

Tôi là giáo viên sinh năm 1969, tôi đã đóng bảo hiểm xã hội 24 năm, nay tôi muốn thôi việc để đi đoàn tụ gia đình ở nước ngoài vậy tôi được hưởng chế độ thôi việc, chế độ bảo hiểm xã hội và chế độ thất nghiệp như thế nào? Xin chỉ giùm tôi cách tính? Tôi chân thành cám ơn!

Bảo hiểm Xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu được thực hiện như sau:

1. Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau:
    a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;
    b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;
    c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;
    d) Ra nước ngoài để định cư.

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3. Khi tính mức bảo hiểm xã hội một lần, nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính tròn là 1 năm.Trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì mức hưởng bằng 0,75 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng; bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ trên 6 tháng đến đủ 1 năm.
 
Vậy mức BHXH của bạn được tính là 1.5 tháng lương trên mỗi năm đóng BHXH của bạn. Trường hợp bạn đi định cư ở nước ngoài thì bạn sẽ được thanh toán ngay.
Về BH thất nghiệp, đến nay bạn đã có trên 36 tháng đóng BHTN nên bạn sẽ được hưởng 6 tháng trợ cáp BHTN, số tiền này bạn sẽ được nhận hàng tháng sau khi bạn đăng ký cho đến hết 6 tháng hoặc đến khi bạn xuất cảnh.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trợ cấp thôi việc

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào