Thu phí bảo kê nên bị tội Cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
A) Có tổ chức;
B) Có tính chất chuyên nghiệp;
C) Tái phạm nguy hiểm;
D) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
Đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
B) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
B) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy hành vi của bạn bạn đã dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để các chủ kinh doanh phải miên cưỡng nộp tiền bảo kê, nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản và tư lợi riêng, như thế là đã cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản. Hiên bạn của bạn đang bị tạm giam, kết quả điều tra sẽ cho biết bạn của bạn có phạm tội hay không? Nếu có căn cứ phạm tội thì Cơ quan điều tra sẽ chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát đề nghị truy tố đối với người phạm tội. Nếu quá trình điều tra không đủ căn cứ xác định tội phạm thì Cơ quan điều tra sẽ làm bản kết luận điều tra không phạm tội và đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra, trả tự do cho bạn bạn và chuyển sang viên kiểm sát để Cơ quan viện kiểm sát kiểm sát vụ án. Trong giai đoạn này, bị can, có quyền mời Luật sư để bào chữa cho bạn bạn từ giai đoạn Điều tra đến khi xét xử.
Thư Viện Pháp Luật