Bị cho thôi việc khi còn HĐLĐ

Kính chào Luật Sư. Em đang là nhân viên của một trường thuộc tư nhân. Mới đây, bị Sếp gọi lên cho thôi việc trước thời hạn (hợp đồng của em 3 năm, còn 2 năm mới hết hạn). Sếp quản lí trực tiếp lấy những lí do rất nhỏ nhoi (vì bữa đó em bị bệnh, chỉ xin nghỉ nữa buổi sáng, buổi chiều mệt quá quên xin phép). Dựa vào lí do đó, anh ta bảo em nghỉ 4 tiếng ko xin phép, ko tôn trọng cấp trên. Hơn nữa, anh ta thường xuyên hối thúc, bắt em phải tự viết đơn xin nghỉ việc. Em cũng có đọc qua bộ Luật Lao động, và bản thân em không nằm trong hình thức kỉ luật sa thải của công ty. Em đang rất lo lắng, vì nếu không làm đơn nghỉ việc thì anh ta sẽ làm khó em trong mọi hình thức . Sếp em đơn phương chấm dứt HĐ như vậy là trái luật, em sẽ được hưởng chính sách gì theo qui định của nhà nước? (em được biết là phải thỏa thuận cho NLĐ ít nhất là 2 tháng lương, và trợ cấp thôi việc) không biết có đúng không ạ? Nếu công ty làm khó với em, em có thể khiếu nại ở cơ quan nào để được bảo vệ và giải quyết cho NLĐ ạ? Rất mong hồi âm của luật sư. Em xin chân thành cám ơn.
Căn cứ nội dung bạn trình bày thì hành vi của quản lý trực tiếp lấy lý do bạn nghỉ việc 01 buổi chiều không xin phép mà đơn phương chấm dứt hợp đồng với bạn là sai phạm luật lao động. Hợp đồng lao động của bạn với Công ty là hợp đồng lao động có thời hạn 03 năm. Theo quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 38 Bộ luật lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động "b) ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ một năm đến ba năm";. Luật cũng quy định người sử dụng lao động nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sai thì theo quy định tại Điều 41 Luật lao động quy định:

Điều 41

1- Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm việc và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày người lao động không được làm việc. Trong trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồi thường tương ứng với tiền lương trong những ngày không được làm việc, người lao động còn được trợ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Bộ luật này.

2- Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc.

3- Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường phí đào tạo nếu có, theo quy định của Chính phủ.

4- Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước, bên vi phạm phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
Và 

Điều 42

1- Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ một năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có.

2- Khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 85 của Bộ luật này, người lao động không được trợ cấp thôi việc.

Nếu tranh chấp lao động của bạn với Công ty không thể giải quyết được, bạn có quyền yêu cầu Tòa án nơi doanh nghiệp đóng trụ sở để giải quyết theo quy định của pháp luật. 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào