Gia đình tôi có năm anh em ba trai, hai gái.Tôi là anh cả ba mẹ tôi đã mất nhưng có để lại cho anh em tôi một căn vị trí tương đối thuận lợi cho việc đi lại. Ba tôi mất đã mất lâu rồi ,còn mẹ tôi thì mất cách đây vài năm. Hiện tại nhà có ba gia đình sống chung với nhau còn hai gia đình kia thì vẫn ở riêng, nhưng sau một thời gian sống chung với nhau em út của tôi đã có những hành động và lời nói thô lỗ, cũng như gia đình nó cư xử rất tệ để mọi người ai cung bất mãn và bây giờ anh chị em chúng tôi cảm thấy không thể sống chung trong một nhà vậy được, nên đã có ý kiến với nhau sẽ bán nhà và chia phần tài sản đó cho năm anh chị em. Nhưng khi nói đến vấn đề này thì đứa em út lại không đồng tình bán bởi vì trước giờ nó cứ nghỉ đó là nhà của nó thuộc quyền sở hữu của nó, thật chất thì không như vậy vì khi má tôi chết không có để lại di chúc cũng như lời căn dặn nào về vấn đề tài sản hết. Và vì anh em tôi ai cũng khó khăn nên không thể nào cho riêng một ai hết chính vì vậy quyết định giải quyết bàng phương pháp bán nhà. Nên tôi muốn nhờ các luật sư tư vấn dùm nếu như em út của tôi không đồng ý bán thì việc bốn anh em chúng tôi nhờ tòa án giải quyết thì có được phần thắng nào không?và khi ấy thì tòa án sẽ chia tài sản như thế nào? (Và có một điều là em thứ tư đã đi làm ở Nhật về và bỏ tiền ra xây nhà lúc mẹ tôi còn sống, bây giờ me tôi đã mất và không có giấy tờ làm chứng nhưng mọi người ở trong khu phố thì đều biết vậy thì em thứ tư có được hưởng tài sản nhiều hơn không?)
Nếu các bên có đơn tranh chấp chia di sản thừa kế Tòa án nơi có di sản thừa kế sẽ thụ lý giải quyết.
Căn cứ theo Luật dân sự trong trường hợp cha mẹ bạn mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật cho 5 anh chi em của bạn mỗi người bằng nhau sau khi trừ phần công sức đóng góp xây nhà, tu bổ nâng cấp căn nhà này. Người em bạn ở Nhật vẫn được chia phần như nhau.
Bạn có thể nộp đơn hoặc cùng các anh chị em thống nhất nộp đơn ra Tòa cùng một lúc. Bạn cần chứng minh giấy tờ sở hữu hợp pháp của cha mẹ đối với căn nhà này để Tòa án có cơ sở giải quyết. Người em ở Nhật có thể ủy quyền cho anh chị em nào ở đây thay mặt mình để giải quyết tranh chấp tại tòa án.