Phân chia tài sản thừa kế có được ưu tiên không?

Bố mẹ tôi có để lại một phần đất thổ cư đã có sổ bìa đỏ mang tên bố mẹ tôi. Chúng tôi có 4 anh chị em; các anh chị tôi đã lập gia đình riêng và có đât đai nhà cửa riêng ( hơn 20 năm nay). Tôi là út đã lập gia đình, đã tách hộ khẩu; nhưng vợ chồng tôi vẫn ở chung cùng với bố mẹ; bố mẹ tôi thì đã già yếu có hưởng lương hưu, nhưng ốm đau bệnh tật cần phải chăm sóc đặc biệt trong thời gian dài 8 năm và vợ chông tôi là người chăm sóc trực tiếp (ăn uống, đi lại khó khăn). Ngôi nhà xây trên mảnh đất này có sau khi tất cả anh chị tôi đã lập gia đình và đã ở riêng. Vậy xin cho hỏi hình thức phân chia tài sản như thế nào sau khi bố tôi mất mà không để lại di chúc? Hiện tại mẹ tôi đã mất. Cụ thể vợ chồng tôi có được hưởng phần nhiều hơn không?  Có được ưu tiên gì không? Hay tất cả phải chia đều theo hàng thừa kế? Xin hãy cho tôi biết cụ thể. Xin chân thành cảm ơn! Nếu Bố tôi lập di chúc để lại mảnh đất + Nhà ở cho một ai đó thì có cần sự đồng ý của những người anh chị của tôi và tôi không?

 

I. Hiện nay mẹ bạn đã mất nên 50% của thửa đất có sổ đỏ mang tên bố mẹ bạn là di sản thừa kế thuộc về những người thừa kế theo di chúc (nếu có). Trong trường hợp mẹ bạn không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho các đồng thừa kế.

Điều 675 Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật:

   1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

     a) Không có di chúc;

     b) Di chúc không hợp pháp;

     c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

     d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

   2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

     a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

     b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

     c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.

Để tránh tranh chấp, bạn nên làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với phần di sản thừa kế của mẹ bạn.

II. Sau khi bố bạn mất mà không để lại di chúc thì 50% thửa đất còn lại của bố bạn sẽ được xem là di sản thừa kế và được chia thừa kế theo pháp luật cho các đồng thừa kế.

Điều 676 Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định về người thừa kế theo pháp luật:

   1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

     a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

     b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

     c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

   2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

   3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Các đồng thừa kế được hưởng mỗi phần bằng nhau nhưng có xem xét đến phần công sức đóng góp, giúp tôn tạo, duy trì khối di sản trên (nếu có).

III. Nếu Bố bạn lập di chúc để lại nhà đất cho một ai đó thì không cần có sự đồng ý của những người anh chị của bạn. Bởi vì, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Đây là quyền của người lập di chúc.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thừa kế

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào