Nhận con nuôi đối với người nước ngoài

Xin chào luật sư, Bạn trai tôi là người Mỹ, anh có 1 đứa con nuôi. Bé là con của bạn gái cũ của bạn trai tôi và 1 người khác (cả 2 đều là người Việt Nam). Nhưng cả 2 người này đều không muốn chăm sóc cho bé nên bạn trai tôi đã nhận nuôi bé. Trong giấy khai sinh của bé chỉ có tên mẹ, không có tên bố.  Từ lúc bé sinh ra đến nay thì bạn trai tôi là người chăm sóc cho bé, mẹ bé không hề chăm sóc bé. Hiện nay bạn trai tôi muốn làm thủ tục nhận con nuôi, nhưng theo tôi được biết thì nếu mẹ ruột không từ bỏ quyền nuôi con và bạn trai tôi là người nước ngoài độc thân thì không thể nhận con nuôi trừ khi anh kết hôn với tôi và tôi nhận nuôi bé thì bạn trai tôi mới có thể nhận nuôi bé được đúng không ạ?  Giả sử trường hợp mẹ bé không đồng ý nhưng bạn trai tôi vẫn muốn nhận nuôi bé thì phải giải quyết như thế nào ạ? Và tên mẹ ruột trong giấy khai sinh có thay đổi được không khi không có tên cha ruột?  Xin nhờ luật sư tư vấn dùm, chân thành cám ơn ạ!

Theo quy định của Luật nuôi con nuôi thì trường hợp bạn của bạn nếu muốn nhận bé làm con nuôi thì phải được sự đồng ý của mẹ bé. Nếu mẹ bé không đồng ý thì bạn của bạn không thể nhận bé làm con nuôi được. bạn của bạn có thể giải thích các quyền lợi  có thể mang lại cho bé khi bé được nhận làm con nuôi để giúp mẹ của bé hiểu rõ hơn những lợi ích và có thể làm điều tốt nhất cho con mình.

Nếu bạn của bạn không thuộc trường hợp không được nhận con nuôi, thì có thể liên hệ Sở tư pháp để được hướng dẫn các thủ tục cụ thể.

Bạn có thể tham khảo thêm các quy định sau:

Điều 21: Sự đồng ý cho làm con nuôi:

1. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.

2. Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 Điều này phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi.

3. Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.

4. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.

 

Điều 28. Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:

a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;

b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;

d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;

đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.

3. Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.

4. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.

Điều 29. Điều kiện đối với người nhận con nuôi

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này.

2. Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 14 của Luật này và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú. 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào