Hành vi tố cáo sai sự thật thì bị xử lý như thế nào?
Theo Luật Tố cáo 2011 thì Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Theo khoản 10, Điều 8 Luật Tố cáo 2011 thì nghiêm cấm hành vi: “Cố ý tố cáo sai sự thật; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; mạo danh người khác để tố cáo”
Như thông tin bạn đã cung cấp thì nếu như kết quả điều tra đúng là đồng chí A không hề chi tiêu sai và hợp lý, hợp pháp, đúng với chế độ của công ty thì nhân viên tố cáo sai sự thật sẽ bị sử lý tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của nhân viên đi tố cáo mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 122 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định chế tài xử lý về hành vi vu khống, vu cáo làm hại người khác quy định: “Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong tình huống này, cần phải xem xét đến các yếu tố, tính chất của vi phạm để đưa ra cách thức cụ thể.
Để bảo vệ quyền và lợi ích cho doanh nghiệp và uy tín lãnh đạo thì những người bị hại nếu có bằng chứng chứng minh rằng hành vi của người đó làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín và nhân phẩm thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết về việc yêu cầu người đó xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại nếu có do hành vi vu khống đã gây ra. Tòa án có thẩm quyền là Tòa án cấp quận, huyện nơi mà người đó cư trú.
Cách để ngăn chặn việc tố cáo sai sự thật của nhân viên:
-Một là, cần tuyên truyền sâu rộng Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo đến các cá nhân, nhân viên công ty để nắm rõ các quy định của pháp luật, đặc biệt là các hành vi nghiêm cấm và quy định xử lý các hành vi khiếu nại, tố cáo sai sự thật.
-Hai là, khi tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo cần phân loại cụ thể nội dung nào đúng sự thật thì phải nghiêm túc giải quyết; đối với nội dung sai sự thật sau khi có kết luận chính thức thì phải chuyển đến cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Thư Viện Pháp Luật