Cách thức mua BHXH tự nguyện
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đăng ký với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi cư trú,đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức sau đây:
- Hằng tháng;
- Hằng quý;
- Sáu tháng một lần.
* Mức đóng hằng tháng vào quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
Mức đóng hàng tháng = Tỷ lệ phần trăm đóng BHXH tự nguyện x Mức thu nhập tháng
người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn
Trong đó:
- Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn= Lmin+ m x 50.000 (đồng/tháng)
+ Lmin: mức lương tối thiểu chung;
+ m: là số nguyên, ≥ 0.
- Tỷ lệ phần trăm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như sau:
+ Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 bằng 20%;
+ Từ tháng 01 năm 2014 trở đi bằng 22%.
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.
VD: Nếu bạn đóng BHXH tự nguyện trong tháng 4/2012, chọn m=0 thì mức đóng BHXH của bạn là : 830.000*20%= 166.000đ/tháng (thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung); m=1-> 880.000*20%= 176.000đ/tháng,...
* Điều kiện hưởng lương hưu của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
Như vậy, nếu bạn đã đóng BHXH tự nguyện được từ 20 năm trở lên thì bạn phải đến hết tuổi lao động (Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) mới được hưởng chế độ hưu trí.
Khi bạn đã đóng BHXH tự nguyện được đủ 20 năm, nếu có điều kiện thì bạn nên đóng tiếp để được hưởng tỷ lệ lương hưu cao, nếu không bạn có thể bảo lưu chờ đến hết tuổi lao động để được hưởng chế độ hưu trí.
Mọi thắc mắc bạn liên hệ với BHXH huyện nơi cư trú để được hướng dẫn.
Thư Viện Pháp Luật