Các dấu hiệu tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp
1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm
Có thể coi chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và không mất năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này.
Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật; người đủ 16 tuổi trở lên ơhair chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật.
2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm
Mặc dù tội phạm này được quy định tại chương các tội xâm phạm an toàn công công, trật tự công cộng nhưng tội phạm này vẫn là tội xâm phạm đối với người chưa thành niên, nhưng không phải xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe xâm phạm đến chính sách của Nhà nước về việc bảo vệ sự phát triển lành mạnh của thế hệ trẻ.
3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm
a) Hành vi khách quan
Người phạm tội có thể thực hiện một trong các hành vi sau: dụ dỗ hoặc ép buộc người chưa thành niên phạm pháp.
Dụ dỗ người chưa thành niên phạm pháp là rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục người dưới 18 tuổi hoạt động phạm tội, sống sa đọa.
Ép buộc người chưa thành niên phạm pháp là đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực đối với người chưa đủ 18 tuổi hoạt động phạm tội, sống sa đọa
Chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp là trường hợp cho ở trong nhà, cho ăn ngủ ở một nơi nhất định do mình quản lý hoặc có hành vi khác che giấu người chưa thành niên, để người chưa thành niên hoạt động phạm tội, sống sa đọa.
Khi xác định hành vi khách quan của người phạm tội cần chú ý:
- Nếu người chưa thành niên thực hiện hành vi phạm pháp mà hành vi đó đã cấu thành tội phạm, thì người dụ dỗ, ép buộc là người đồng phạm với người chưa thành niên về tội phạm mà người chưa thành niên đã thực hiện chứ không thuộc trường hợp phạm tội dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên phạm tội. Ví dụ: Ma Văn B xúi giục Ma Văn Q 13 tuổi 6 tháng là cháu ruột của B bỏ thuộc độc vào bể nước nhà ông Hà Đình T nhằm giết hại cả nhà ông T, thì hành vi của B là hành vi giết người với vai trò chủ mưu chứ không phải là dụ dỗ người chưa thành niên phạm pháp.
- Nếu không hứa hẹn trược và biết rõ người đó đã phạm tội và tội phạm đó theo quy định của BLHS thì người có hành vi chứa chấp phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm thì không thuộc trường hợp quy định tại Điều 252 BLHS.
b) Hậu quả
Đối với tội dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên phạm pháp hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Tuy nhiên, nếu gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 của điều luật.
c) Các dấu hiệu khách quan khác
Căn cứ điều văn của điều luật thì đối với tội phạm này, ngoài hành vi khách quan, nhà làm luật còn quy định các dấu hiệu khách quan khác là yếu tố cấu thành tội phạm, đó là: người mà người phạm tội dụ dỗ, ép buộc phải là người chưa thành niên và người bị dụ dỗ ép buộc là người thực hiện hành vi phạm pháp.
Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, do đó các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh tuổi của người bị dụ dỗ , ép buộc thực hiện hành vi phạm pháp.
Phạm pháp là vi phạm pháp luật, trong đó có trường hợp cấu thành tội phạm, có trường hợp chưa cấu thành tội phạm 4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm Người phạm tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp thực hiện hành vi của mình là do cố ý.
Thư Viện Pháp Luật