Chia thừa kế không có di chúc

Kính gửi luật sư! Tôi xin luật sư tư vấn về việc chia tài sản không có di chúc cụ thể như sau: Bố toi có 4 người con 3 trai 1 gái. Mẹ tôi mất năm 1989, tôi sống cùng bố, các anh chị đều lập gia đình ra ở riêng nhưng GĐ chị gái thì ở trong khu đất của bỗ con tôi đang ở năm 1998  gia đình tôi có vay ngan hàng một khoản tiền vì gia đình chỉ có tôi và bố nên trong hồ sơ vay ngân hàng tôi đứng tên là người thừa kế, năm 1999 thì bố tôi trả hết nợ ngân hàng. Năm 2000 bố tôi mất không có di chúc, năm 2001 (Tôi ở một mình trong nhà cũ của bố con tôi) tôi đã đăng kí và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên tôi (các anh  tôi đều biết) năm 2011 do tranh chấp đất với GĐ chị nên tôi đã mời các anh về và thống nhất cho GĐ chị phần đất đang ở còn phần bên cạnh là phần đất tôi (Có biên bản). Các anh tôi nói miệng là chia cho tôi 2 phần đát của bố tôi để lại  còn lại mỗi người một phần ,một phần dành cho nhà thờ. Tôi đã đo lại diện tích và xây nhà trên 2 phần đất của mình và đã xây nhà trên 1 phần, phần còn lại đang để trống. Nay tôi muốn tách bìa đất làm riêng phần đất của mình,nhưng vì giá trị đất ngày càng cao nên các anh tôi không nhất trí. Xin luật sư cho biết : 1. Theo hồ sơ ngân hàng mà trước đây bố tôi vay vốn, Bìa đất tôi đã làm mang tên tôi thì tôi có được xem là người được thừa kế tài sản nhà, đất của bố tôi hợp pháp không? 2. Nếu các anh tôi khởi kiện đòi chia tài sản thì pháp luật sẽ phân chia như thế nào trên toàn bộ diện tích đất của bố tôi để lại (GĐ tôi và GĐ chị đã xây nhà)? Xin cảm ơn luật sư

Theo như bạn trình bày, không biết sổ đổ bạn được cấp năm nào, thủ tục cấp ra sao, có được các đồng thừa kế khác chấp nhận hay không. Tuy nhiên, nếu căn cứ theo hồ sơ vay vốn của ngân hàng thì không thể xem là bạn là người thừa kế hợp pháp được. Tuy nhiên, ba bạn mất năm 2000 đến nay đã hết thời hiệu để khởi kiện về thừa kế. Vì vậy, chỉ có thể yêu cầu chia tài ản chung.

Theo quy định của Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình có quy định:

Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế.

Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

- Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

- Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

- Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

- Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.

Vì vậy, trường hợp của bạn có thể sẽ được chia theo thỏa thuận trước đây của anh chi em bạn nếu như mọi người công nhận biên bản đó.

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thừa kế

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào