Tính hợp pháp của việc công chứng, chứng thực của UBND xã

Cho em hỏi vấn đề sau: Tại biên bản họp gia đình để phân chia quyền sử dụng đât. Biên bản này có xác nhận của xã. Nhưng vấn đề phát sinh là trong biên bản đó có chữ ký của người làm chứng và 2 người trong gia đình. Những người trên  xác nhận là họ đã ký vào biên bản. Nhưng họ không biết, có việc họp gia đình đó. tức họ không tham gia họp gia đình. Vậy cho em hỏi biên bản đó có hiệu lực pháp luật hay ko.

Ý nghĩa cũa việc làm chứng là một sự việc, một giao dịch, thỏa thuận.... được một hoặc nhiều người trực tiếp chứng kiến, họ tận mắt chứng kiến sự việc xảy ra và được mời làm chứng để đảm bảo cho việc trình bày, thỏa thuận, giao dịch ... đó là có thật.

Vì vậy, việc một người không có mặt, không tận mắt chứng kiến sự việc mà ký tên với tư cách người làm chứng thì rõ ràng việc làm chứng đó là không có giá trị về mặt pháp lý.

Trường hợp này cũng vậy, nếu người lám chứng ko có mặt tại buổi họp thỏa thuận phân chia quyền sử dụng đất của các thành viên gia đình, không biết có buổi họp đó diễn ra thì không thể ký vào biên bản họp với tư cách là người làm chứng.

Do vậy, trường hợp này thì phần ghi nhận và ký tên của người làm chứng trong biên bản là không có giá trị nhưng các vấn đề khác của biên bản không liên quan đến việc làm chứng vẫn có giá trị vì rõ ràng có cuộc họp thỏa thuận việc phân chia và các thành viên gia đình đã đồng ý ký tên. Trường hợp nếu một trong nhưng thành viên không thừa nhận biên bản này mà phát sinh tranh chấp và không tự thỏa thuận được thì sự việc sẽ do tòa án giải quyết

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào