Gây thương tích rồi cho là "hành động tự vệ"?

Sự việc bắt đầu vì lý do thiếu hòa thuận trong nội bộ gia đình nên trong một lần tranh cãi, người cô út của tôi đã sử dụng một thanh gỗ để dùng làm vũ khí đánh nhau cùng với một thành viên khác trong gia đình, nay gây ra thương tích cho thành viên đó (vốn là anh trai ruột của cô), chúng tôi muốn thưa kiện để được đền bù và một phần cũng muốn dùng pháp luật để răn đe người cô đó, nhưng cô ta một mực phủ nhận việc sử dụng công cụ hành hung chỉ là... "hành động tự vệ" mặc dù trước đó không lâu, cô có thái độ ngông nghênh và nói với người bác trong gia đình là:" Tao đã thủ sẳn cây gỗ này, thằng nào liệu hồn tao phang" cùng lúc đưa khúc gỗ ra làm bằng chứng cho những lời đanh đá đó. Rõ ràng đây không thể là hành động tự vệ mà trữ sẵn công cụ gây rối, bởi đó đã được tính toán trước đó, nhưng về mặt thực tế, cô ta là phụ nữ và khi có tranh cãi xảy ra, cô có nhiều biện minh cho hành động của mình. Tôi xin lỗi vì sự am hiểu luật pháp quá ít nên không thể phân biệt được đâu là "hành động tự vệ"  hay "hành động cố ý gây thương tích" và muốn nhờ các luật sư giúp tôi giải đáp.  Ngoài ra, tôi cũng muốn hỏi thêm là: Trong phạm vi nào thì "hành động tự vệ" được pháp luật thừa nhận và không phải đền bù hay chịu bất kỳ trách nhiệm nào khác?

Nếu sự việc đúng như bạn trình bày thì người bị hại làm đơn tố giác tới công an cấp quận huyện. Sau đó yêu cầu giám định tỷ lệ thương tật. Nếu tỷ lệ thương tật trên 11% họăc dưới 11% nhưng người gây thương tích có một trong các hành vi quy định tại khỏan 1 điều 104 BLHS thì cơ quan công an tiến hành khởi tố người này.

"a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân."

Việc bạn nói người đó cho rằng đó là "tự vệ" nhưng phía người bị hại nói "bị tấn công" thì chỉ cơ điều tra mới làm rõ.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào