Giật đồ giảm nhẹ hình phạt hay không phạt tù có được không?

​Chị ơi cho em hỏi giật túi sách của người khác bị 2 công an bắt lên phường B rồi bị chuyển qua phường A xong lại chuyển lên Quận bây giờ người ta điều tra ko cho gặp mặt ko cho nói chuyện hay liên lạc gì hết & đang bị giam giữ 24 tiếng lấy lời khai và bị đánh ở trong quận. Ngoài ra cũng từng có tiền án về đánh nhau ở phường khác, người lại xâm mình nữa ,em nghe ngóng được người quen nói phải đi tù. Vậy có cách nào giảm án tù ko chị ,em nghe nói phải tuỳ vào người bị hại có khởi kiện hay ko và tài sản giật là bao nhiêu, nhưng khi e lên phường hỏi thì mấy ông công an nói chuyện trống quơ à, nói là ko cần biết tài sản bao nhiu hay gì chỉ cần giật đồ là ở tù. Chị giúp e giải quyết với
Theo Điều 136 BLHS thì tội cướp giật thì chỉ cần có hành vi cấu thành tội phạm, không cần xét đến tài sản bao nhiêu? Tài sản cướp giật là bao nhiêu chỉ ảnh hưởng đến khung hình phạt nào/ Chẳng hạn, tài sản cướp giật là 50 triệu đồng trở lên đến 200tr thì thuộc khoản 2. Và không phụ thuộc vào người bị hại có kiện hay không.
 
Khi lượng hình phạt thì Tòa án sẽ căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để đưa ra mức án cho người phạm tội.
Qua thông tin bạn cung cấp thì bạn của bạn có nhân thân không tốt, nên đây sẽ là bất lợi khi Tòa xem xét
 
Bạn tham khảo Điều 136 BLHS. Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
h) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hình phạt trách nhiệm hình sự

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào