Sử dụng súng tự chế phạm tội gì?

Xin chào luật sư, tôi xin trình bày sự việc như sau: vợ chồng chị chồng tôi có sống cùng gia đình bố mẹ chồng tôi, do làm ăn thua lỗ nên có nợ nần 2 vợ chồng người cùng xã. Hôm nọ người ta tới đòi nợ thì có xảy ra cãi cọ. Sau đó chủ nợ đứng ngoài chửi bới, anh rể tôi trong phút không kiềm chế được nên đã dùng súng tự chế bắn chỉ thiên và đuổi theo chủ nợ. Chồng tôi lúc đó đang ngủ, thấy to tiếng liền chạy ra ngoai dùng điếu cày và tuýp nước đuổi theo, tuy nhiên cả anh rể và chồng tôi đều đã được người nhà giữ lại. Hai bên không có ai bị thương tích gì vì nhà tôi cũng chưa đánh được chủ nợ. Sau đó anh rể và chồng tôi được triệu tập xuống xã viết tường trình và bị giải lên huyện lấy lời khai. Sau khi đã khai toàn bộ sự việc (súng đã bị anh rể tôi vứt lên tàu) thì 2 người bị tạm giữ, tới nay là tới lệnh thứ 2. Bên công an yêu càu gđ t phải giao nộp khẩu súng thì chồng tôi mới được về. Vậy luật sư cho tôi hỏi,anh rể tôi sẽ bị xử ra sao? Chồng tôi sẽ bị giữ tới bao giờ? Rất cảm ơn nếu được luật sư hồi đáp sớm!

Căn cứ nội dung bạn trình bày thì do vợ chồng bạn có vay nợ của người que trong xã, do không trả được nợ nên chủ nợ đến đòi nợ và hai bên đã xẩy ra xô xát, tuy nhiên không có đánh nhau, và gây thương tích cho bên nào cả. Việc anh rể bạn và chồng bạn bị tạm giữ có liên quan đến hành vi tàng trữ trái phép vũ khí đó là khẩu súng tự chế vì bạn không trình bày rõ là súng gì. Tuy nhiên việc tàng trữ trái phép vũ khí là hành vi trái pháp luật. Vì thế theo tôi anh rể bạn có thể bị khởi tố theo quy định tại Điều 233 BLHS. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ 

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
 
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm an toàn công cộng

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào