Có thể phạm một lúc nhiều tội không?

Do  mâu thuẫn cá nhân nên Phạm L rủ Hoàng H đi đánh cha con ông Lê M. Hậu đồng ý đi. Sau đó L về nhà lấy mỗi người 1 đoạn cây sắt. Cả hai cùng đến nhà ông Lê M. Khi đến nhà ông M thì 2 bên to tiếng cãi nhau. Trong quá trình cãi nhau thì, ông M có ném về phía H và L 01 viên gạch nhưng không trúng. Bực tức vì bị ném gạch nên H và L nhặt gạch 6 lỗ gần đó ném tới tấp vào nhà ông M. Lúc này, bà N (vợ ông M) đứng trước hiên nhà thì bị L ném 1 viên gạch ném trúng vào mặt gây thương tích 19%. Số gạch mà H và L ném vào nhà làm hư hỏng một số tài sản qua định giá là 3 triệu đồng.

L đã phạm tội cố ý gây thương tích theo khoản 2 Điều 104 BLHS với tình tiết dùng hung khí nguy hiểm.

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

"Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;...
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm."
Còn 2 tình tiết "Có tổ chức" theo điểm e và "có tính chất côn đồ" theo điểm i khoản 1 thì trong quá trình điều tra sẽ xác định.

Đối với H thì phải xác định H có vai trò gì không? Giúp sức, xúi giục hay thực hành trong vụ án này mới xác định có đồng phạm hay không?

Về hành vi hủy hoại tài sản của người khác thì H và L phạm tội theo Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;
b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Để che giấu tội phạm khác;
đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;
e) Tái phạm nguy hiểm.
g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào