Gia đình ông bà cố Nhu sinh được 6 người con; trong đó 5 người con của cố đã gia đình ổn định, người con gái út ở với ông bà không lấy chồng; Trong 5 người con đã có gia đình: 2 người con trai,một đã mất năm 1997 và một đã mất năm 2005; người con gái thứ 5 cũng đã qua đời năm 2001. ông bà cố Nhu có tài sản là một miếng đất 1000 m2; được chia làm 3 miếng: 2 miếng đã cho 2 người con trai ở là 500m2 được cấp GCNQSD đất năm 1995; Thửa đất còn lại có GCN QSD đất mang tên ông bà cố Nhu. Năm 1991 cố ông mất không để lại di chúc, năm 2008 cố bà mất không để lại di chúc; Người con gái út ở với ông bà từ lúc nhỏ tới giờ không lấy chồng nay cũng đã gần 60 tuổi. Xin hỏi bây giờ muốn sang tên sổ đỏ cho bù út thì có phải làm thủ tục phân chia tài sản thừa kế theo pháp luật hay không? Hay chỉ cần làm biên bản họp gia đình thống nhất cho bà út ở và đứng tên trong giấy chứng nhận QSD đất là được. (Bà út ở trên mảnh đất này từ trước tới nay được sự thống nhất của toàn thể gia đình vì bà đã ở vậy nuôi ông bà cố). Xin chân thành cảm ơn.
1. Với miếng đất đã cho con trai và con trai đã được cấp GCN QSD đất: Nếu việc tặng cho là hợp pháp thì thửa đất đó thuộc về người con được tặng cho. Nếu việc tặng cho không hợp pháp thì vẫn là di sản thừa kế của ông bà Nhu.
2. Với thửa đất đứng tên ông bà Nhu: Thửa đất đó là di sản thừa kế của ông bà Nhu để lại cho hàng thừa kế thứ nhất (bố mẹ và các con của ông bà Nhu). Tuy nhiên, thời hiệu khởi kiện về thừa kế của ông Nhu đã hết (1991-2001) nên nếu có tranh chấp thì Tòa án chỉ chia thừa kế của bà Nhu.
3. Để được nhận tài sản và đứng tên đối với nhà đất do ông bà Nhu để lại thì các con ông bà Nhu phải tiến hành thủ tục khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Biên bản thỏa thuận khai nhận, phân chia di sản phải có công chứng và phải nộp vào Phòng TN&MT để đăng ký sang tên.