Xử lý hành vi cho vay nặng lãi

Kính chào luật sư! Hiện tôi đang định cư tại nước ngoài nên bàn phím máy tính không có chế độ tiếng việt. Nhưng tôi tha thiết mong được tư vấn một vấn đề như sau. Em trai tôi hiện 28 tuổi, có vợ và 2 con. Em tôi có vay nợ 50 triệu đồng với lãi suất cao là 10 phần trăm một tháng. Nhưng hiện tại em tôi đang đi trốn, vợ chồng em tôi sống ly thân đã lâu. Bây giờ người ta đến nhà bố mẹ tôi đòi nó, nếu em tôi không trả nợ họ nói sẽ giải quyết theo luật. Nhưng tôi không biết đó là luật gì? Tôi chỉ lo sợ đó là luật giang hồ, vì em tôi vay tiền họ để cá độ bóng đá. Ba mẹ tôi đã nhiều lần đứng ra trả nợ, thậm chí sổ đỏ nhà bố mẹ tôi cũng đang thế chấp ngân hàng. Tôi hoang mang không biết như thế nào? Tôi có yêu cầu bố mẹ tôi nhờ pháp luật can thiệp những bố mẹ tôi không biết làm thế nào? Tôi rất khăn khoảng mong tư vấn từ luật sư từng bước tiến hành. Theo tôi, em tôi không còn là trẻ vị thanh niên nên phải tự chịu trách nhiệm với những việc mình đã làm, ngoài ra tôi cũng muốn nhờ pháp luật can thiệp để cải tạo em tôi. Vì nước mắt và mồ hôi của bố mẹ tôi, vợ con em tôi không thể cải tạo được lương tâm của nó. Hiện tại gia đình tôi cũng chẳng còn gì để trả nợ thay cho em tôi nữa, Bố mẹ tôi và em dâu tôi cũng đang sống trong nợ nần vì nó.
           1. Em bạn đã đến tuổi trưởng thành và không bị nhược điểm về thể chất, tinh thần nên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Em bạn phải tự mình chịu trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi của mình. Theo quy định của pháp luật thì bố mẹ bạn không phải trả nợ thay cho em bạn. Nếu chủ nợ còn đến quấy dối, dọa nạt thì bố bạn nên báo công an để được can thiệp kịp thời.
           2. Theo thông tin mà bạn nêu thì bố mẹ bạn quá nuông chiều em bạn do vậy em bạn đã hư hỏng và bố mẹ bạn cũng kiệt quệ! Hành vi vay tiền đánh bạc rồi bỏ trốn của em bạn đã cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS. Gia đình bạn cũng cần phải để em bạn chịu chế tài của pháp luật để cải tạo thành người tốt, sống có ích cho xã hội và có trách nhiệm với gia đình, vợ con.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào