Xin chào, tôi xin trình bày sự việc như sau: Gia đình tôi có ông nội, bà nội, ba mẹ tôi và 3 anh em tôi. Trong thời gian sống chung và ở trong cùng một gia đình với nhau, ông bà nội có hứa là sẽ cho tất cả số đất mà ba mẹ tôi đang canh tác và ở trên đó, gồm: có đất ở (thổ cư ,trong cây lâu năm) và đất trồng cây nông nghiệp. Đất là do ông nội đứng tên chủ hộ, ông nội mất năm 2009 (không để lại di chúc), bà nội nay đã già yếu (sn 1929) còn minh mẫm. Gia đình ông bà nội gồm có 5 người con, trong đó có ba tôi. Trong hộ khẩu gồm : Ông nội ,bà nội ,ba ,mẹ ,tôi ,2 đứa em tôi, cô út và con của cô út. 3 người con còn lại của ông bà nội thì có chồng ra ở riêng nay là hơn 20 năm. Ba tôi mất năm 2010, nay bà nội và những người con của ông bà nội (tức 4 người còn lại), nói là không cho gia đình tôi đất đó nữa và đòi phân chia tài sản. Trong khi đó nói là hồi trước khác bây giờ khác,ví do là chỉ hứa cho bằng lời nói chứ không có bất cứ giấy tờ nào. Đất gồm có 4 phần: 3 phần đất cây nông nghiệp là ba mẹ tôi đã trồng cây cao su từ khi ông bà nội hứa cho,.và đồng ý cho trồng. Phần còn lại là đất mặt tiền (đất thổ cư) ông bà nội cũng đã đồng ý cho xây dựng nhà trên đó cách nay 5 năm. Ba mẹ tôi canh tác và làm kinh tế, đống thuế đất trên miến đất đó nay đã hơn 20 năm. Vậy cho tôi hỏi : Nếu phân chia tài sản thì phân chia như thế nào? Cái nhà trên đất mặt tiền đó có phải chia luôn không, cây cao su có phải cưa thanh lý trả đất lại không ? Nay các cô làm đơn xin được thừa kế quyền sử dụng đất cho bà nội và gửi lên CA xã , Vậy bà nội tôi và các cô được thừa kế những gì trên tổng số tài sản trên? Tôi hoang man quá mong được giải đáp thắc mắc, thành thật cảm ơn.
1. Bạn chưa làm rõ là diện tích đất đứng tên chủ hộ ông nội bạn có nguồn gốc thế nào nên chưa thể xác định "hộ gia đình" được công nhận quyền sử dụng đất gồm những ai. Nếu thửa đất đó được chính quyền giao đất cho hộ gia đình thì những thành viên trong thời kỳ giao đất là đồng sở hữu thửa đất đó. Nếu thửa đất sử dụng không có giấy tờ và được Nhà nước công nhận do sử dụng ổn định, lâu dài thì những người có tên trong hộ khẩu thời kỳ được cấp GCN QSD đất sẽ là đồng sở hữu tài sản;
2. Việc hứa cho nhà đất không phải là căn cứ pháp lý để Tòa án xem xét giải quyết khi có tranh chấp, thậm chí cho tặng nhà đất bằng lời nói hoặc văn bản nhưng chưa đăng ký cũng chưa chắc đã có hiệu lực pháp luật;
3. Các cô, chú bác của bạn có thể khởi kiện để yêu cầu chia tài sản chung của hộ gia đình và chia thừa kế đối với phần di sản do ông nội bạn để lại theo quy định pháp luật;
4. Những tài sản cho bố mẹ bạn tạo lập thì bố mẹ bạn được quyền sở hữu. Nếu sau khi Tòa án giải quyết mà ai được chia phần đất có công trình xây dựng, cây cối của gia đình bạn thì họ phải có trách nhiệm thanh toán giá trị tài sản trên đất đó cho gia đình bạn. Ngoài ra, gia đình bạn còn có công duy trì, tu tạo tài sản nên sẽ được Tòa án xem xét giải quyết.