Chia đất đai

Chào luật sư!  Hôm nay mình có thắc mắc và tranh chấp cần giải đáp. Mong mọi người trả lời giúp cho! Nhà mình có chuyện thế này, bà nội mình có 9 người con, 4 gái và 5 trai, bà nội đang sống 1 mình. Vừa rồi bà nội có chia đất (đất này dự tính làm nhà thờ cúng ông bà) cho 2 người con gái út, sau đó khoảng 20 ngày thì 7 người con còn lại phát hiện đc, và tất cả đều không đồng ý. Nên 7 người quyết định viết đơn thưa kiện thì lúc này Sở tài nguyên môi trường mới nói là thủ tục giấy tờ xong hết chỉ còn đưa ra chủ quyền mới thôi.  Đất này là bà nội đứng tên nhưng lén cho trong khi không có sự đồng ý của tất cả các con. Khi lên xã hỏi thì người ta kêu vì giấy chủ quyền ghi người đứng tên là Bà Lê Thị Xuân (bà nội) nên làm vậy là đúng khi nào mà ghi Ông hay chủ hộ thì chia đất vậy mới sai luật. Em muốn hỏi 2 ý:   Ý 1:  Bà làm vậy đúng hay sai? Sở tài nguyên cho 15 ngày để kiện ra tòa nếu sau 15 ngày ko kiện thì họ tiến hành làm chủ quyền mới, vậy nếu kiện thì 7 anh em có cơ hội thắng là bao nhiêu?   Ý 2: Tại sao có sự phân biệt giữa đứng tên Bà hay Ông như vậy? Mong luật sư hồi âm sớm giúp vì căng thẳng quá, xin cảm ơn rất nhiều!
Bạn trình bày chưa cụ thể về nguồn gốc đất. Trường hợp đất đã được cấp GCN QSDĐ là của bà nội bạn thì bà nội bạn có quyền để lại thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng đối với quyền sử dụng đất đó. Ngược lại đất được cấp chung cho cả ông bà nội và được hình thành trong thời kỳ hôn nhân và thuộc sở hữu chung hợp nhất của ông bà nội bạn thì khi ông nội bạn chết do không để lại di chúc thì sẽ phải chia theo pháp luật. Bà nội bạn chỉ được định đoạt đối với tài sản làm QSDĐ trên phần tài sản riêng của mình. Việc chia tài sản thừa kế của ông nội bạn theo quy định của pháp luật dân sự thì hành thừa kế thứ nhất sẽ là bà nội và các con của bà nội bạn mỗi người sẽ hưởng phần bằng nhau đối với tài sản của ông nội bạn.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào