tại sao công an lại không giải quyết được đễ dẫn đến hậu quã nghiêm trọng
Đối với trường hợp của bạn nêu ra có thể xem là một đề tài tranh luận cho những người làm pháp luật và thực thi pháp luật. Do hành vi ăn quỵt bạn nêu ra chưa có hướng dẫn hay quy định cụ thể nó thuộc trách nhiệm dân sự hay hình sự và hình sự thì là tội gì còn dân sự thì làm sao bảo về được quyền và lợi ích hợp pháp của những người làm ăn chân chính. Do đó việc công an không cho bạn được một câu trả lời thỏa đáng là điều có thể hiểu được.
Ví dụ trường hợp trong bài báo thì công an không thể giử người này được vì nếu giử người mà xác minh không phạm tội thì họ phải bồi thường. Bên cạnh đó giử người cần phải có phê chuẩn của Viện kiểm sát không phải thích giử ai cũng được, do đó họ sẽ đẩy trách nhiệm về phía người dân.
Từ những lập luận trên thì bạn đã hiểu được tại sao công an không giải quyết hay không cho bạn một câu trả lời thỏa đáng rồi. Tuy nhiên để pháp luật được thực thi, người dân tin tưởng và chính sách và ngăn chặn các hành vi trên lang rộng làm xã hội rối loạn. Tôi cũng xin trình bảy quan điểm của mình về tình huấn trên như sau:
Trước tiên chúng ta phải xác định hành vi ăn quỵt thuộc dân sự hay hình sự. Theo quan điểm của mình tôi cho đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội và cần ngăn chặn do đó phải thuộc hình sự.
Vậy thuộc hình sự thì phải quy kết vào tội nào? Lướt qua bộ luật hình sự ta thấy dấu hiệu của hành vi tương đồng với tội cướp giật tài sản theo điều 136 Bộ luật hình sự. Vì hành vi trên tương đồng ở chổ lợi dụng sơ hở của chủ quán nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ quán. Bên cạnh đó tội cướp giật tài sản không quy định về giá trị tài sản bị chiếm đoạt rất thuận tiện cho việc xử lý của cơ quan công an.
Trên đây là câu trả lời của tôi và mong những ý kiến đóng góp để chúng ta hoàn thiện hơn nữa hệ thông pháp luật Việt Nam.
Thư Viện Pháp Luật