Tranh chấp hợp đồng đặt cọc
1. Theo quy định tại Điều 358 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
Trong trường hợp hợp đồng dân sự không được giao kết, thực hiện thì tùy từng trường hợp cụ thể, tài sản đặt cọc được giải quyết như sau:
- Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
- Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, nếu thỏa thuận đặt cọc của bạn là tự nguyện, phù hợp với quy định của pháp luật thì thỏa thuận đó có hiệu lực pháp luật và bắt buộc các bên phải thực hiện. Nếu bên nào vi phạm thì sẽ bị phạt cọc theo thỏa thuận hoặc theo pháp luật quy định.
2. Nếu bạn muốn phạt cọc thì bạn yêu cầu bên chuyển nhượng tiếp tục thực hiện hợp đồng đặt cọc và bồi thường thiệt hại (nếu có) do chậm thực hiện thủ tục chuyển nhượng.
Nếu bên chuyển nhượng không thực hiện đúng nội dung thỏa thuận đặt cọc thì đồng nghĩa với việc họ đã vi phạm thỏa thuận đặt cọc - "từ chối việc giao kết hợp đồng" (việc giảm diện tích, giảm ngõ đi chỉ là cái cớ để vi phạm hợp đồng!) nên phải chịu phạt cọc theo thỏa thuận hoặc theo quy định tại Điều 358 BLDS.
Trong trường hợp hợp đồng dân sự không được giao kết, thực hiện thì tùy từng trường hợp cụ thể, tài sản đặt cọc được giải quyết như sau:
- Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
- Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, nếu thỏa thuận đặt cọc của bạn là tự nguyện, phù hợp với quy định của pháp luật thì thỏa thuận đó có hiệu lực pháp luật và bắt buộc các bên phải thực hiện. Nếu bên nào vi phạm thì sẽ bị phạt cọc theo thỏa thuận hoặc theo pháp luật quy định.
2. Nếu bạn muốn phạt cọc thì bạn yêu cầu bên chuyển nhượng tiếp tục thực hiện hợp đồng đặt cọc và bồi thường thiệt hại (nếu có) do chậm thực hiện thủ tục chuyển nhượng.
Nếu bên chuyển nhượng không thực hiện đúng nội dung thỏa thuận đặt cọc thì đồng nghĩa với việc họ đã vi phạm thỏa thuận đặt cọc - "từ chối việc giao kết hợp đồng" (việc giảm diện tích, giảm ngõ đi chỉ là cái cớ để vi phạm hợp đồng!) nên phải chịu phạt cọc theo thỏa thuận hoặc theo quy định tại Điều 358 BLDS.
Thư Viện Pháp Luật