Phiên tòa xử tội cướp tài sản
1. Trong phiên tòa, bị cáo có quyền tranh luận nhưng Hội đồng xét xử có quyền cắt tranh luận của bị cáo và có quyền kết thúc phần tranh luận. Nếu thấy các tình tiết đã rõ, có căn cứ để giải quyết vụ án thì HĐXX sẽ tuyên bố kết thúc tranh luận. Vì vậy HĐXX trong vụ án của bạn không vi phạm tố tụng.
2. Bị hại có quyền có mặt tham gia phiên tòa nhưng nếu cố tình vắng mặt thì Tòa án vẫn xét xử vắng mặt. Nếu Tòa án không triệu tập NBH hợp lệ nên bị hại không biết lịch xử để tham gia phiên tòa thì là vi phạm nghiêm trọng tố tụng và có thể hủy án sơ thẩm. Người làm chứng không nhất thiết phải tham gia phiên tòa. Nếu xét thấy cần thiết thì Tòa án mới triệu tập người làm chứng. Bạn cũng có thể yêu cầu hoãn phiên tòa để triệu tập người làm chứng tham gia đối chất nhưng quyền quyết định có hoãn phiên tòa và có triệu tập NLC hay không thuộc về HĐXX.
3. BLTTHS không quy định việc lấy cung phải có mặt của đại diện VKS nhưng Luật sư thì được quyền tham gia việc lấy khẩu cung. Việc bạn ký vào bản cung như vậy là tắc trách. Tuy nhiên, chứng cứ nhận tội không phải là căn cứ kết tội mà còn phụ thuộc vào các tình tiết, chứng cứ khác. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình, bạn nên mời Luật sư tham gia vụ án để bào chữa cho bạn.
4. Trong đơn kháng cáo bạn chỉ cần ghi là kháng cáo toàn bộ nội dung bản án là đủ. Bạn cũng có thể ghi rõ lý do kháng cáo và yêu cầu kháng cáo là xin giảm án hoặc đề nghị tuyên vô tội!
2. Bị hại có quyền có mặt tham gia phiên tòa nhưng nếu cố tình vắng mặt thì Tòa án vẫn xét xử vắng mặt. Nếu Tòa án không triệu tập NBH hợp lệ nên bị hại không biết lịch xử để tham gia phiên tòa thì là vi phạm nghiêm trọng tố tụng và có thể hủy án sơ thẩm. Người làm chứng không nhất thiết phải tham gia phiên tòa. Nếu xét thấy cần thiết thì Tòa án mới triệu tập người làm chứng. Bạn cũng có thể yêu cầu hoãn phiên tòa để triệu tập người làm chứng tham gia đối chất nhưng quyền quyết định có hoãn phiên tòa và có triệu tập NLC hay không thuộc về HĐXX.
3. BLTTHS không quy định việc lấy cung phải có mặt của đại diện VKS nhưng Luật sư thì được quyền tham gia việc lấy khẩu cung. Việc bạn ký vào bản cung như vậy là tắc trách. Tuy nhiên, chứng cứ nhận tội không phải là căn cứ kết tội mà còn phụ thuộc vào các tình tiết, chứng cứ khác. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình, bạn nên mời Luật sư tham gia vụ án để bào chữa cho bạn.
4. Trong đơn kháng cáo bạn chỉ cần ghi là kháng cáo toàn bộ nội dung bản án là đủ. Bạn cũng có thể ghi rõ lý do kháng cáo và yêu cầu kháng cáo là xin giảm án hoặc đề nghị tuyên vô tội!
Thư Viện Pháp Luật