Biên bản họp gia đình liệu có thể xem đó là di chúc

Ông bà A có 6 người con, đầu năm 2009 ông A tổ chức họp gia đình bàn về việc phân chia tài sản của mình sau khi chết, Kết thúc cuộc họp mọi người đều đã ký tên vào biên bản. Trong biên bản ghi rõ: tên biên bản "Biên bản họp gia đình" trong đó có đề cập tới chuyện phân chia tài sản và một số vấn đề liên quan khác, có 2 người làm chứng. Cũng trong năm 2009 đó, ông bà A mất. Vậy Luật sư cho em hỏi: Biên bản họp gia đình đó có được xem là di chúc không Trong biên bản đó có ghi rõ giao cho người con út toàn bộ quyền sử dụng đất vườn và đất ở, chừa lại 50m2 đất để thờ cúng. Vậy người con út có thể làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất sang tên của mình không, thủ tục như thế nào? Mong các Luật sư tư vấn giúp!
               1. Theo thông tin bạn nêu thì Biên bản họp gia đình lập năm 2009 không có giá trị pháp lý vì chưa được công chứng, chứng thực và chưa được đăng ký theo quy định pháp luật;
               2. Biên bản thỏa thuận đó lại càng không thể coi là di chúc bởi đó không phải là "ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết" (Điều 646 BLDS). Giả sử Biên bản đó có tiêu đề là Di chúc và nội dung như một di chúc thì di chúc đó cũng bị vô hiệu bởi những người làm chứng không đủ điều kiện làm chứng theo quy định tại Điều 654 BLDS, cụ thể như sau:

"Ðiều 654. Người làm chứng cho việc lập di chúc

 Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

 1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

 2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;

 3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự."

               Như vậy, nếu vợ con ông A không thỏa thuận được việc phân chia di sản của ông A thì một trong các thừa kế có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết theo pháp luật.
 
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di chúc

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào