Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm những gì?

Thế nào là quyền sở hữu công nghiệp? Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm những gì? Khi nào hành vi vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bị coi là tội phạm? Người phạm tội này bị xử lý như thế nào?

Khoản 2 Điều 3 và khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với bằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
 
Theo Điều 170 Bộ luật hình sự thì hành vi vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp chỉ bị coi là tội phạm khi người có thẩm quyền trong việc cấp văn bằng bảo hộ vi phạm quy định của pháp luật về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng. Người phạm tội này bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ hai năm đến bảy năm: cố tổ chức; phạm tội nhiều lần; gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền sở hữu công nghiệp

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào