Bị vu khống thiếu nợ, phải làm sao.

Chào Luật Sư, Hiện giờ gia đình tôi đang có 1 rắc rối. Đó là mẹ tôi lúc trước có mượn khoảng 100tr để làm ăn, mẹ tôi mượn của 1 cô người quen và không có giấy tờ gì cả. Khoảng 3 tháng sau đã trả đầy đủ. Nhưng vài tuần trước Tết, cô ấy lại đến và nói rằng mẹ tôi còn thiếu 300tr, và làm ầm lên bắt gia đình tôi phải trả số tiền đó. Nhưng mà mẹ tôi không có thiếu cô ta 300tr đó và cũng không có bất cứ giấy tờ vay mượn nào. Cô ta dọa là sẽ nhờ người đòi nợ thuê, hiện gia đình tôi rất lo lắng cho sự ăn toàn của mọi người. Tôi dọc trên VNexpress thấy có ông kia cũng bị đòi nợ khống phải tự tử, tôi lo lắm. Xin luật sư tư vấn cho tôi cách giải quyết và ra cơ qua nào để trình bày cho hợp pháp. Xin cám ơn luật sư.
        1. Thực tế khi tranh chấp hợp đồng vay tài sản, nhiều người không khởi kiện dân sự mà lại ủy quyền cho "dân xã hội" dùng bạo lực để "đòi nợ thuê" gây ra rất nhiều hệ lụy cho xã hội. Về mặt pháp lý thì chủ nợ có quyền ủy quyền cho người khác đòi nợ. Tuy nhiên việc ủy quyền đó phải có căn cứ (căn cứ pháp lý để ủy quyền có thể là hợp đồng vay nợ hoặc giấy nhận nợ hoặc phiếu thu., băng đĩa ghi âm, ghi hình..). Nếu việc ủy quyền không có căn cứ pháp lý mà người nhận ủy quyền vẫn cưỡng ép người khác trả nợ thì cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền đều có thể phạm tội cướp tài sản hoặc cưỡng đoạt tài sản...
        2. Trường hợp của gia đình bạn: Nếu đúng là gia đình bạn không còn nợ người kia số tiền là 300trđ mà người kia vẫn thuê người khác đến đòi nợ gia đình bạn thì cả người đòi nợ và người thuê đòi nợ đều phạm pháp. Nếu công an  vào cuộc, họ không xuất trình được căn cứ để đòi nợ (hợp đồng vay nợ, giấy nhận nợ, phiếu thu...) mà vẫn bắt gia đình bạn trả tiền thì họ sẽ phạm tội cưỡng đoạt tài sản hoặc cướp tài sản. Do vậy, gia đình bạn  cần trình báo toàn bộ sự việc với công an địa phương để được giúp đỡ (người ngay không thể sợ kẻ gian được). Nếu bạn hiểu biết pháp luật và biết vận dụng pháp luật thì pháp luật luôn luôn bảo vệ bạn - bảo vệ công bằng, lẽ phải.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào