Có đóng BHXH bắt buộc khi ký HĐLĐ với người đến tuổi hưu?
Căn cứ vào Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì theo đó người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc quy định tại Luật này bao gồm : Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn , hợp đồng lao động xác định thời hạn , hợp động lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ ký kết giữa người sử dụng lao động với người với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018)
Ngoài ra , Điều 186 Bộ luật lao động 2012 quy định :
Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.
Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động thực hiện các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động
- Trong thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động.
- Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.”
Như vậy, khi sử dụng người lao động cao tuổi mà thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì phải tiến hành tham gia Bảo hiểm Xã hội theo đúng quy định của pháp luật về Bảo hiểm Xã hội. Trong trường hợp người lao động cao tuổi không thuộc các đối tượng trên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động cao tuổi một khoản tiền cho người lao động cao tuổi tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.
Bên cạnh đó, tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng đề cập tới hành vi này của người sử dụng lao động như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động sử dụng người lao động cao tuổi.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi theo quy định.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
Thư Viện Pháp Luật