Tranh chấp thừa kế
- Nếu giấy tờ nhà đất đứng tên ông bà ngoại bạn thì là di sản của ông bà ngoại bạn để lại cho thừa kế theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 BLDS năm 2005.
- Nếu cả ông ngoại bạn và bà ngoại bạn đều chết chưa quá 10 năm thì toàn bộ nhà đất đó sẽ được chia đều cho các thừa kế (nếu các cụ chết trước ông bà thì di sản chia 5 phần cho 5 người con).
- Nếu một người (ông hoặc bà) đã chết quá 10 năm thì chỉ có 1/2 di sản được chia thừa kế, còn 1/2 di sản (phần di sản hết thời hiệu khởi kiện) sẽ do người đang quản lý tiếp tục được quản lý, sử dụng.
- Văn bản của mẹ bạn có thể gi là bản tự khai, văn bản giải trình, bản ý kiến... Nội dung văn bản có thể nêu các nội dung cơ bản sau đây:
+ Nguồn gốc nhà đất:
+ Quan hệ huyết thống của gia đình mẹ bạn;
+ Ngày tháng năm ông, bà ngoại bạn qua đời? Có để lại di chúc không?
+ Hiện trạng nhà đất và người đang quản lý?
+ Mẹ bạn có đồng ý với nội dung khởi kiện không?
- Gia đình bạn chỉ có thể giữ lại ngôi nhà đó làm nơi thờ cúng (tài sản chung) nếu có sự đồng thuận của tất cả các anh chị em trong nhà. Nếu không thỏa thuận được việc phân chia di sản thì Tòa án sẽ phân chia: Có thể chia đều là hiện vật cho cả 5 người con (nếu tài sản có thể chia được và các con đều có nhu cầu nhận hiện vật). Người nào không có nhu cầu chia bằng hiện vật thì sẽ được chia giá trị. Nếu Tòa án giao di sản cho 1 người sở hữu thì người đó sẽ có trách nhiệm thanh toán phần giá trị cho các người khác.
- Nếu mẹ bạn và cậu bạn muốn giữ ngôi nhà đó làm nhà thờ thì phải thanh toán giá trị cho các thừa kế khác theo phần mà họ được hưởng.
Thư Viện Pháp Luật