Cách tính lương hưu trí
Theo Luật BHXH số 58/2014/QH13 thực hiện từ ngày 01/01/2016.
+ Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01/01/2016 đến trước ngày 01/01/2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
+ ĐK hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động.
Người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
+ Cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Theo Điều 58 : - Người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
+ Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần.
Theo Điều 62 : Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau :
* Tham gia BHXH trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 5 cuối trước khi nghỉ hưu;
* Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu
* .......
Căn cứ các quy định trên, cô Thúy muốn nghỉ hưu trí trong năm nay thì phải có Biên bản GĐYK 61% trở lên, và trừ 2% do nghỉ hưu trước tuổi.
Thời gian tham gia BHXH từ năm thứ 26 trở đi đối với nữ, mỗi năm được tính bằng 0.5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Thư Viện Pháp Luật