Làm việc chưa đầy một năm có được trợ cấp thôi việc không?
- Thứ 1: Công ty làm như vậy có sai luật không?
Trả lời là: Có, công ty bạn đã sai trong các vấn đề sau:
+ 1. Đã không ký HĐLĐ sau khi hết thời gian thử việc mà vẫn để người LĐ tiếp tục làm.
+ 2. Công ty đã cố tình không đóng BHXH cho bạn - bởi vì, dù không ký HĐLĐ nhưng trên thực tế Cty đã sử dụng bạn như 1 người LĐ không xác định thời hạn,
Đối với người LĐ làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, thì người sử dụng LĐ và người LĐ phải có nghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc.
+ 3. Công ty buộc thôi việc (chưa rõ lý do) nhưng buộc bạn viết đơn xin thôi việc: điều này là hoàn toàn không hợp lý, và bạn hoàn toàn có quyền từ chối điều này, bởi nếu bạn viết đơn có nghĩa rằng bạn đã mặc nhiên hợp thức hóa giúp công ty đuổi việc bạn.
Công ty muốn cho bạn nghỉ việc phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, bao gồm việc phù hợp với các quy định về: sa thải theo Điều 85 Bộ luật Lao động, đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động theo Điều 38 Bộ luật LĐ, hoặc cho thôi việc do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ theo Điều 17 của Bộ luật LĐ.
Việc công ty cho bạn nghỉ việc mà không nêu rõ lý do thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu họ giải thích, nếu không thỏa đáng bạn có thể đưa vụ việc ra tòa án để giải quyết.
- Thứ 2: Khi nghỉ bạn có được trợ cấp thôi việc hay không?
Nếu việc công ty cho bạn nghỉ việc là đúng luật, thì bạn cũng không được hưởng trợ cấp thôi việc.
Bởi lẽ, theo quy định tại Điều 17 về trợ cấp mất việc, Điều 42 về trợ cấp thôi việc thì việc hưởng trợ cấp chỉ áp dụng cho người lao động làm việc thường xuyên tại Doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên.
- Thứ 3: Bạn cần làm gì?
Về quyền lợi của bạn,
+ Trước hết, bạn cần phải có những thỏa thuận cơ bản với Công ty để tìm ra phương án xử lý tốt nhất.
Bởi lẽ, Công ty cũng có những căn cứ cơ bản để bảo vệ quyền lợi của họ, bao gồm việc xác định loại hợp đồng lao động với bạn, và lý do cho bạn nghỉ việc.
Giả như việc: Công ty có thể cho rằng thời gian 7 tháng bạn làm việc tại Công ty hoàn toàn là thời gian thử việc, bao gồm 3 lần thử việc chưa đạt.
Khi đó, quyền lợi về BHXH của bạn cũng hoàn toàn không có, và việc Công ty cho bạn nghỉ việc là hoàn toàn hợp pháp (bởi trong thời gian thử việc 2 bên có quyền dừng thử việc bất cứ lúc nào).
+ Trường hợp các thỏa thuận giữa 2 bên không thành, biện pháp duy nhất để đảm bảo những quyền lợi hợp pháp bạn đáng được hưởng thì chỉ có thể đưa vụ án ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết.
Trả lời là: Có, công ty bạn đã sai trong các vấn đề sau:
+ 1. Đã không ký HĐLĐ sau khi hết thời gian thử việc mà vẫn để người LĐ tiếp tục làm.
+ 2. Công ty đã cố tình không đóng BHXH cho bạn - bởi vì, dù không ký HĐLĐ nhưng trên thực tế Cty đã sử dụng bạn như 1 người LĐ không xác định thời hạn,
Đối với người LĐ làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, thì người sử dụng LĐ và người LĐ phải có nghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc.
+ 3. Công ty buộc thôi việc (chưa rõ lý do) nhưng buộc bạn viết đơn xin thôi việc: điều này là hoàn toàn không hợp lý, và bạn hoàn toàn có quyền từ chối điều này, bởi nếu bạn viết đơn có nghĩa rằng bạn đã mặc nhiên hợp thức hóa giúp công ty đuổi việc bạn.
Công ty muốn cho bạn nghỉ việc phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, bao gồm việc phù hợp với các quy định về: sa thải theo Điều 85 Bộ luật Lao động, đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động theo Điều 38 Bộ luật LĐ, hoặc cho thôi việc do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ theo Điều 17 của Bộ luật LĐ.
Việc công ty cho bạn nghỉ việc mà không nêu rõ lý do thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu họ giải thích, nếu không thỏa đáng bạn có thể đưa vụ việc ra tòa án để giải quyết.
- Thứ 2: Khi nghỉ bạn có được trợ cấp thôi việc hay không?
Nếu việc công ty cho bạn nghỉ việc là đúng luật, thì bạn cũng không được hưởng trợ cấp thôi việc.
Bởi lẽ, theo quy định tại Điều 17 về trợ cấp mất việc, Điều 42 về trợ cấp thôi việc thì việc hưởng trợ cấp chỉ áp dụng cho người lao động làm việc thường xuyên tại Doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên.
- Thứ 3: Bạn cần làm gì?
Về quyền lợi của bạn,
+ Trước hết, bạn cần phải có những thỏa thuận cơ bản với Công ty để tìm ra phương án xử lý tốt nhất.
Bởi lẽ, Công ty cũng có những căn cứ cơ bản để bảo vệ quyền lợi của họ, bao gồm việc xác định loại hợp đồng lao động với bạn, và lý do cho bạn nghỉ việc.
Giả như việc: Công ty có thể cho rằng thời gian 7 tháng bạn làm việc tại Công ty hoàn toàn là thời gian thử việc, bao gồm 3 lần thử việc chưa đạt.
Khi đó, quyền lợi về BHXH của bạn cũng hoàn toàn không có, và việc Công ty cho bạn nghỉ việc là hoàn toàn hợp pháp (bởi trong thời gian thử việc 2 bên có quyền dừng thử việc bất cứ lúc nào).
+ Trường hợp các thỏa thuận giữa 2 bên không thành, biện pháp duy nhất để đảm bảo những quyền lợi hợp pháp bạn đáng được hưởng thì chỉ có thể đưa vụ án ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết.
Thư Viện Pháp Luật