Ủy quyền sổ tiết kiệm của cha khi cha mất không để di chúc

Chào luật sư, Cha tôi trước đây có làm 1 sổ tiết kiệm (STK) gửi tại ngân hàng Nông Nghiệp. Sau đó do vướng vòng pháp luật nên cha tôi đã ủy quyền cho tôi để rút tiền từ STK. Tuy nhiên khi đáo hạn Ngân hàng không cho tôi rút gốc, vì lí do là không ủy quyền rút gốc, và họ giữ luôn giấy ủy quyền. Tôi muốn kiểm tra lại nội dung trên giấy ủy quyền thì họ không đưa lại cho xem vì nói đang gửi lên cấp trên. Tuy nhiên tôi có tìm hiểu mẫu giấy ủy quyền của NH Nông nghiệp tại link http://agribank10.vn/attachment.aspx?id=704 thì không thấy mục nào ghi rõ ủy quyền lãi, hay gốc!   Mới đây cha tôi mất bất ngờ, nên không để lại di chúc STK này. Nay ngân hàng nói là phải làm giấy tờ tất cả anh chị em ký, có chứng thực của xã thì mới cho rút tiền gốc. Vậy luật sư cho tôi hỏi trường hợp này tôi có thể lấy lại giấy ủy quyền ban đầu và rút gốc luôn không, hay là phải làm giấy tờ cho mẹ, anh chị em ký như ngân hàng nói? Cám ơn luật sư.
1. Hợp đồng ủy quyền của bạn không còn hiệu lực

Ðiều 589 BLDS năm 2005 quy định: "Chấm dứt hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Hợp đồng ủy quyền hết hạn;

2. Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

3. Bên ủy quyền, bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại Ðiều 588 của Bộ luật này;

4. Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết."

         Như vậy, theo quy định của pháp luật thì một trong các bên chết là căn cứ chấm dứt hiệu lực của Hợp đồng ủy quyền. Do vậy, hợp đồng ủy quyền của cha bạn đối với bạn không còn hiệu lực kể từ thời điểm cha bạn qua đời, bạn không thể dùng hợp đồng ủy quyền đó để rút tiền được nữa.
2. Quyền thừa kế di sản của cha bạn thuộc về hàng thừa kế thứ nhất của bạn theo quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 676 BLDS bao gồm: ông bà nội bạn (nếu còn sống), mẹ bạn (nếu còn sống) và các anh em của bạn. Số tiền tiết kiệm của cha bạn thuộc về các thừa kế của cha bạn theo quy định pháp luật và phải có đồng thuận của các thừa kế thì mới rút được số tiền đó khỏi ngân hàng. Nếu các anh chị em bạn không thống nhất được việc phân chia số tiền đó thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định pháp luật về thừa kế.
          Vậy cán bộ Ngân hàng giải quyết vụ việc và hướng dẫn bạn như vậy là đúng pháp luật.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sổ tiết kiệm

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào