Tranh chấp việc mua bán trả góp
1. Đối với giao dịch mua hàng trả góp: Đây là giao dịch dân sự giữa bạn và bên bán hàng. Trong hợp đồng mua bán không thể hiện là bạn mua hộ người khác nên bạn phải chịu trách nhiệm đối với hợp đồng đó. Bạn đã nhận hàng nên có trách nhiệm trả tiền theo tiến độ đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Bạn không trả nợ đúng hạn nên họ có quyền gặp bạn để yêu cầu bạn phải trả tiền. Công ty họ cũng chỉ làm việc ban ngày nên không thể chờ bạn đếnhết giờ làm việc mới đến đòi nợ được. Bạn khó có thể kiện bên bán hàng vì đã đến công ty bạn đòi nợ được trừ trường hợp việc đòi nợ của họ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, danh dự, nhân phẩm của bạn.
2. Quan hệ giữa bạn với người nhờ mua hàng: Nếu có căn cứ xác định người đó đã lừa bạn hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của bạn thì thẩm quyền giải quyết thuộc về công an. Nếu không có dấu hiệu tội phạm thì bạn có thể khởi kiện ra tòa án dân sự để đòi khoản tiền mà ban đã trả nợ hộ người đó. Tuy nhiên, số tiền tranh chấp nhỏ, người đó lại trốn ra nước ngoài do vậy cơ hội bạn đòi lại tiền là không nhiều. Đồng thời bạn vẫn phải có nghĩa vụ trả tiền cho người bán hàng.
2. Quan hệ giữa bạn với người nhờ mua hàng: Nếu có căn cứ xác định người đó đã lừa bạn hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của bạn thì thẩm quyền giải quyết thuộc về công an. Nếu không có dấu hiệu tội phạm thì bạn có thể khởi kiện ra tòa án dân sự để đòi khoản tiền mà ban đã trả nợ hộ người đó. Tuy nhiên, số tiền tranh chấp nhỏ, người đó lại trốn ra nước ngoài do vậy cơ hội bạn đòi lại tiền là không nhiều. Đồng thời bạn vẫn phải có nghĩa vụ trả tiền cho người bán hàng.
Thư Viện Pháp Luật