Chia tài sản cho con rơi

Tôi là con rơi của ba tôi. Ông ấy là một doanh nhân thành đạt. nghe người đời nói Ông ấy có rất nhiều tài sản. Tôi ít liên lạc với ba và cũng ít người biết tôi là con rơi của Ông ấy. Năm nay ông ấy được 72 tuổi và đang bệnh nặng, tôi có đến thăm và gia đình ông ấy cũng chưa biết tôi là con của Ổng. Xin hỏi luật sư chẳng may ba tôi không qua khỏi và không để lại di chúc thì tôi có được quyền hưởng một phần thừa kế tài sản hàng thứ nhất hay không? Thực tế, tôi không biết gì về tài sản ông ấy. Tôi phải làm sao để được chia thừa kế (nếu có) Cũng xin nói thêm, ông ấy có đứng tên trong giấy khai sinh của tôi. Xin cám ơn luật sư! Mong luật sư trả lời sớm!

Căn cứ quy định của bộ luật Dân sự hiện hành

Ðiều 676. Người thừa kế theo pháp luật

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy theo điểm a, khoản 1 điều 676 mà tôi trích dẫn ở trên bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất
Pháp luật không phân biệt con trong hay ngoài giá thú được hưởng quyền thừa kế như nhau. tuy nhiên để đỡ rắc rối bạn lên làm thủ tục con nhận cha theo quy định tại điều 65 Luật hôn nhân gia đình""Con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết"!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào