Tội phạm hủy hoại nguồn lợi thủy sản

Hành vi nào bị coi là tội phạm hủy hoại nguồn lợi thủy sản? Người phạm tội này bị xử lý như thế nào?

Theo Điều 188 Bộ luật hình sự thì hành vi bị coi là tội phạm hủy hoại nguồn lợi thủy sản là hành vi sử dụng chất độc, chất nổ, các hóa chất khác, dòng điện hoặc các phương tiện, ngư cụ khác bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản; khai thác thủy sản tại khu vực bị cấm, trong mùa sinh sản của một số loài hoặc vào thời gian khác mà pháp luật cấm; khai thác các loài thủy sản quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ; phá hoại nơi cư ngụ của các loài thủy sản quý hiếm được bảo vệ theo quy định của Chính phủ; vi phạm các quy định khác về bảo vệ nguồn lợi thủy sản gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
 
Người phạm tội này trong trường hợp thông thường (không có tình tiết tăng nặng định khung) bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ hai năm đến năm năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào