Xuât khống hóa đơn phạm tội gì?

Doanh nghiệp của Dì tôi là một doanh nghiệp mua bán cà phê. Vào thời điểm tháng 12/2010 doanh nghiệp Dì tôi bị vỡ nợ do mất khả năng chi trả. Thời điểm đó Dì tôi nợ của 5 doanh nghiệp khác khoảng 12 tỷ đồng tiền các đon vị này ứng mua cà phê. Do bị vỡ nợ không có khả năng giao cà phê hoặc trả lại tiền nên các chủ doanh nghiệp này đã bàn với Dì tôi là xuất khống hóa đơn GTGT (xuất không có hàng) cho doanh nghiệp họ để họ kê khai khấu trừ thuế, lấy số thuế VAT để trừ vào số nợ Dì tôi đã nợ trước đó, còn Dì tôi kê khai thuế thể hiện nợ thuế của nhà nước.Tổng cộng Dì đã xuất 54 hóa đơn GTGT khống, tiền thuế hơn 14 tỷ đồng cho họ và họ đã kê khai được chấp nhận khấu trừ Họ nói nếu doanh nghiệp Dì tôi vẫn khai báo thuế số hóa đơn này, tức nhận nợ thuế của nhà nước thì sẽ không vi phạm gì. Nhưng tôi thấy Công an cứ gọi Dì tôi lên làm việc suốt, tôi lo quá. Xin luật sư phân tích rõ cho tôi biết trong trường hợp này Dì tôi có phạm tội không, nếu có thì phạm tội gì? Những người nhận hóa đơn này để kê khai lấy thuế trừ nợ thì có phạm tội không? Tội gì? Họ có buộc phải trả lại số tiền thuế cho nhà nước hay không, hay Dì tôi phải trả? Mong luật sư nhiệt tình giúp đỡ. Xin cảm ơn
           Theo thông tin mà bạn nêu trên thì dì bạn và một số đối tượng trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi mua bán hóa đơn VAT.
           Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT/BCA-TANDTC-VKSNDTC- BTP ngày 23/1/2004 quy định việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng như sau:

         -  Người có hành vi bán hóa đơn giá trị gia tăng cho người khác, mà biết rõ mục đích sử dụng hóa đơn của người mua, nếu người mua bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nào (một trong các tội “tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 139 Bộ luật hình sự; “tội tham ô tài sản” theo Điều 278; “tội buôn lậu” theo Điều 153; “tội trốn thuế” theo Điều 161; “tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành giấy tờ có giá giả” theo Điều 181 hoặc “tội mua bán tài liệu của cơ quan nhà nước” theo Điều 268 thì người bán bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng đối với người mua với vai trò đồng phạm.

         -   Người có hành vi bán hóa đơn giá trị gia tăng cho người khác, mà không biết mục đích sử dụng hóa đơn của người mua hoặc khi bán có biết mục đích sử dụng hóa đơn của người mua, nhưng không xác định được người mua, việc truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

          Trường hợp chứng minh được khi bán hóa đơn giá trị gia tăng mà hóa đơn giá trị gia tăng đã được ghi đầy đủ như đã mua bán hàng hóa thì người bán bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành giấy tờ có giá giả” theo Điều 181 BLHS.

 

          Trường hợp không chứng minh được hóa đơn giá trị gia tăng đã được ghi đầy đủ như đã mua hàng hóa (hóa đơn giá trị gia tăng còn nguyên như khi phát hành) thì người bán bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội mua bán tài liệu của cơ quan nhà nước” theo Điều 268. Quy định này áp dụng với số lượng hóa đơn giá trị gia tăng từ 50 số trở lên (thông thường mỗi số có 3 liên) hoặc dưới năm mươi số, nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

          Như vậy,  theo thông tin mà bạn nêu thì Dì bạn có thể phạm Tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành giấy tờ có giá giả theo quy định tại Điều 181 BLHS.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào